truyền Việt Nam cần bám sát vào các mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch phát triển 5 năm từ 2021 đến 2025 của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
Sứ mệnh, mục tiêu chung của Học viện: “Học viện Y - Dược học cổ truyền
Việt Nam là đơn vị hàng đầu cả nước đào tạo nguồn nhân lực y dược cổ truyền và các ngành y tế khác ở trình độ đại học, sau đại học; kết hợp y học cổ truyền, y học hiện đại, thừa kế, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vực y dược; sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm bằng hợp chất thiên nhiên được chiết suất từ dược liệu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; triển khai các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác đáp ứng theo nhu cầu xã hội.”
Mục tiêu cu thể:
-Xây dựng và phát triển Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam theo định hƣớng đại học ứng dụng và ƣu tiên hƣớng phát triển về đào tạo y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại, phát triển dƣợc liệu trong nƣớc về y học cổ truyền; hợp tác chặt chẽ với các trƣờng đại học, cơ sở nghiên cứu, các bệnh viện đầu ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc để đảm bảo tốt hoạt động đào tạo.
-Triển khai cơ chế tự chủ một phần tiến tới tự chủ toàn diện theo quy định của pháp luật và xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy định đáp ứng quản trị đại học.
-Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ các cấp; Gắn công tác quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho cán bộ tạo nền tảng cho sự phát triển của Học viện.
-Cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn mới, thẩm định, ban hành và sử dụng tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo các chƣơng trình đào tạo.
-Hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chƣơng trình đào tạo dựa trên năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng trong nƣớc và quốc tế; Hoàn thành xây dựng chuẩn năng lực bác sĩ y học cổ truyền, từ đó xây dựng chuẩn chƣơng trình đào tạo bác sĩ y học cổ truyền và các quy định khác để đảm bảo chất lƣợng đào tạo nhân lực.
-Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngành đào tạo, đào tạo chính quy kết hợp với đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu y học cổ truyền và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
-Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí hoàn thiện mạng lƣới cơ sở thực hành, thực tập tại Hà Nội và các vùng lân cận. Giữ vững mối quan hệ hợp tác với cơ sở thực hành truyền thống, mở rộng các cơ sở thực hành mới.
-Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, giữ vững hợp tác với các đối tác truyền thống, phát triển quan hệ với các trƣờng có lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về y học cổ truyền, y khoa, dƣợc học và các ngành khác cả ở bậc đại học và sau đại học nhằm trao đổi nâng cao trong lĩnh vực giáo dục đào tạo y dƣợc và hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng nhằm tăng cƣờng nguồn thu tài chính và nâng cao vị thế của Học viện ở trong nƣớc cũng nhƣ khu vực.
-Triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động đảm bảo chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng theo quy định pháp luật và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện mạng lƣới đảm bảo chất lƣợng và đƣa công tác đảm bảo chất lƣợng Học viện đi vào chiều sâu. -Hoàn thiện số hóa Học viện trong quản lý, đào tạo và dịch vụ khám, chữa bệnh, tra cứu tìm kiếm tài liệu học tập cho cán bộ, học viên, sinh viên. Triển khai đào tạo trực tuyến, E learning cho học viên, sinh viên.
-Đến năm 2025 Bệnh viện Tuệ Tĩnh (trực thuộc Học viện) đạt tiêu chuẩn Bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô 350 giƣờng bệnh nội trú.
-Hoàn thiện cơ sở 2 của Học viện theo quyết định phê duyệt dự án của Thủ tƣớng Cính phủ.
-Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế theo hƣớng phát triển y dƣợc cổ truyền, y học hiện đại và y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam còn gặp những khó khăn, thách thức nhƣ: Quy mô đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc với kế hoạch đề ra; cơ sở 2 của Học viện chƣa đƣợc xây dựng, chậm tiến độ do chƣa đƣợc Bộ cấp kinh phí xây dựng bởi ảnh hƣởng của “dịch bệnh toàn cầu: Covid-19” dẫn đến tình trạng thiếu hụt về cơ sở vật chất, trang thiết bị so với nhu cầu giảng dạy và làm việc hiện nay của Học viện.
3.1.3. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cần kết hợp các biện pháp vật chất và tinh thần truyền Việt Nam cần kết hợp các biện pháp vật chất và tinh thần
Con ngƣời là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động với mỗi tổ chức, đơn vị, hoạt động của con ngƣời đều là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Do đó, đầu tƣ vào con ngƣời là hƣớng đầu tƣ có lợi nhất. Hiệu quả làm việc của cán bộ viên chức khối phòng, ban phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó động lực làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hƣởng thúc đẩy viên chức khối phòng, ban say mê, nỗ lực làm việc. Để tạo động lực làm việc có hiệu quả cần thiết phải kết hợp các biện pháp vật chất lẫn tinh thần. Cần xây dựng và vận dụng hệ thống chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới viên chức khối phòng, ban làm cho họ có động lực làm việc, thúc đẩy sự hài lòng hơn trong công việc và sự mong muốn đƣợc đóng góp cho tổ chức của họ.
3.1.4. Tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và phù hợp với thực tế (gắn truyền Việt Nam cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và phù hợp với thực tế (gắn với sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế …)
Các Bộ, Ban, Ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng, triển khai và áp dụng hệ thống giải pháp đồng bộ phù hợp với thực tế. Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ, thống nhất, đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách nhất quán. Chú trọng xây dựng những quy định của pháp luật, điều chỉnh đối tƣợng viên chức làm việc trong khối phục vụ giáo dục và đào tạo. Tăng chế độ đãi ngộ đối với viên chức làm việc ở lĩnh vực sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế nói chung.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, thƣờng xuyên đổi mới phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của khu vực và
thế giới. Pháp luật đƣợc xây dựng phải mang tính dự báo và là công cụ trong việc tạo động lực cho viên chức nói chung và cho viên chức khối phòng, ban trong các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế nói riêng.