Bảng 2.5. Số lƣợng viên chức theo đơn vị
STT Đơn vị làm việc Số lượng Tỷ lệ %/ tổng số viên chức
Tổng số viên chức 455
1. Ban Lãnh đạo 04 0.88 %
2. Đơn vị trực thuộc 152 33.41 %
3. Bộ môn 244 53.63 %
4. Phòng, ban 55 12.09 %
Cán bộ cơ hữu ở bộ môn,
kiêm nhiệm ở phòng, ban 33
= 33/455*100 = 7.25 % Kiêm nhiệm1/2 = 7,25%/2 = 3,6%
Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam là một trong những đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Năm 2020 Học viện có 455 viên chức nhƣng chỉ có 88 viên chức làm việc tại các phòng, ban, trong đó có 55 viên chức cơ hữu (12,09%) và 33 viên chức kiêm nhiệm (chính nhiệm ở bộ môn và kiêm nhiệm ở phòng, ban) chiếm 7.25%. Tính tỉ lệ số viên chức có thời gian thực tế làm việc tại phòng, ban là 15,69% (12,09 + 7,25/2 = 15,69%) trên tổng số viên chức của Học viện Y - Dƣợc học cổ truyền Việt Nam (xem bảng 2.5 ở trên).
Bảng 2.6. Số lƣợng viên chức cơ hữu, kiêm nhiệm ở các phòng, ban
STT Đơn vị làm việc Số lượng viên chức Tỷ lệ % Trên tổng VC Cơ hữu Kiêm nhiệm Tổng cộng
Tổng số viên chức khối phòng, ban 55 33 88 100 %
1. Phòng tổ chức cán bộ 7 4 11 12.50 %
2. Phòng Đào tạo Sau đại học 2 4 6 6.82 %
3. Phòng Đào tạo Đại học 4 8 12 13.64 %
4. Phòng Hành chính – Tổng hợp 17 2 19 21.59 %
5. Phòng Tài Chính Kế toán 8 0 8 9.09 %
6. Phòng Quản lý chất lƣợng 1 8 9 10.23 %
7. Phòng Công tác chính trị và Quản
lý sinh viên 3 3 6 6.82 %
8. Phòng Nghiên cứu Khoa học và
hợp tác Quốc tế 4 4 8 9.09 %
9. Phòng Vật tƣ – Trang thiết bị và
công trình y tế 9 0 9 10.23 %
Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
Đội ngũ viên chức khối phòng, ban hiện nay cơ bản đáp ứng đƣợc các yêu cầu công việc về phát triển của Học viện, tuy nhiên số lƣợng viên chức kiêm nhiệm
ở phòng ban và chính nhiệm ở bộ môn còn nhiều, đôi khi gây nên việc chậm trễ hoặc quá tải về công việc và các thủ tục hành chính. Qua số liệu nghiên cứu cho thấy số viên chức chính nhiệm ở bộ môn, kiêm nhiệm ở phòng, ban chủ yếu ở các phòng: phòng Đào tạo Sau đại học có 6 viên chức, trong đó 4 viên chức kiêm nhiệm; phòng Đào tạo Đại học có 12 viên chức, trong đó 8 viên chức kiêm nhiệm và Phòng Quản lý chất lƣợng có 9 viên chức, trong đó 8 viên chức kiêm nhiệm. Đó đều là các phòng liên quan và ảnh hƣởng mật thiết tới chất lƣợng đào tạo. Viên chức ở các phòng này phải làm rất nhiều các thủ tục hành chính, ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của bộ môn, họ còn phải đảm nhiệm và hoàn thành khối lƣợng lớn công việc ở phòng, ban và cập nhật, triển khai, thực hiện các văn bản mới của Bộ về các lĩnh vực chuyên môn, chuyên trách. Ở các phòng chức năng khác cũng vậy, mỗi phòng, ban đều có chức năng, nhiệm vụ chuyên môn riêng biệt và chức năng phối hợp để công việc đạt hiệu quả cao nhất, nhƣng tỷ lệ viên chức phải kiêm nhiệm cao, vì thế chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hiện nay của Học viện. Chính vì vậy, cần thực hiện phân công lao động theo đúng đề án vị trí việc làm và cần tạo động lực cho viên chức khối phòng, ban hiện nay là rất cần thiết
(xem bảng 2.6 ở trên).
Sự khác nhau của viên chức khối giảng viên và viên chức khối phòng ban chủ yếu ở mức hƣởng lƣơng, phụ cấp và thời gian làm việc: viên chức khối giảng viên ngoài thời gian giảng bài trên lớp có thể nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tài liệu tại thƣ viện, tại nhà, thậm trí có thể có thời gian đi giảng thêm hoặc kinh doanh ở bên ngoài. viên chức khối phòng, ban phải làm việc đủ 8 giờ/ngày, đủ 40 giờ/tuần tại Học viện và có nhiều khi phải làm thêm giờ mới đáp ứng đƣợc khối lƣợng công việc. Bị gò bó về khối lƣợng công việc và thời gian nhƣ vậy nên họ khó có thể tìm đƣợc công việc làm thêm để có thêm thu nhập đáp ứng cho cuộc sống thƣờng ngày của họ. So với viên chức khối giảng viên thì viên chức khối phòng, ban cần đƣợc động viên, quan tâm và tạo động lực làm việc cho họ lúc này là rất cần thiết.