Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương các hoạt động như củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, giám sát phản biện xã hội bên cạnh đó cùng Chính quyền địa phương chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã quyền xã

Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã hiện nay bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và pháp luật. Thậm trí các yếu tố này tác động tới cả hai hướng tiêu cực và tích cực.

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về chính quyền xã

Pháp luật về chính quyền xã được xem xét dưới góc độ bao gồm không chỉ là những quy định pháp luật hiện hữu mà còn cả những chủ trương, định hướng, những cam kết pháp lý đảm bảo về tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền xã .

Một là, những quy định pháp luật bên ngoài của tổ chức và hoạt động

HĐND xã. Mối quan hệ này tác động tới hoạt động chấp hành và thi hành pháp luật của UBND xã. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới việc hình thành nên UBND xã cũng như hoạt động phối hợp trong công tác. Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến tính linh hoạt, tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.

Hai là, những quy định pháp luật về bên trong hệ thống tổ chức và hoạt

động của chính quyền xã. Bộ máy chính quyền xã chỉ có thể được tổ chức và vận hành tốt dựa trên một nền tảng các quy định phù hợp với đặc điểm của cơ quan chính quyền từng cấp. Bởi cơ sở pháp lý để tổ chức và thực hiện hoạt động của chính quyền xã là hệ thống các văn bản pháp luật quy định về vị trí, tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể về UBND xã và HĐND xã có tính hệ thống và tính hợp pháp. Hệ thống các quy phạm tổng hợp đó đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý khi đó chất lượng hoạt động quản lý nhà nước sẽ cao, ngược lại các quy định pháp luật mà bất hợp lý, không đúng chức năng, thẩm quyền, không quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân khi đó chất lượng hoạt động chấp hành và quản lý của UBND xã khó thực hiện, còn chức năng quản lý và đại diện của HĐND xã cũng rất khó thực thi.

Có thể thấy thể chế pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã là một yếu tố cơ bản đảm bảo kết quả của hoạt động quản lý nhà nước ở điạ phương. Một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và thống nhất sẽ là phương tiện trực tiếp để cơ quan chính quyền địa phương tiến hành thực hiện các hoạt động nhà nước ở địa phương, là cơ sở xác định rõ mức độ vi phạm được phân cấp và phân quyền giữa cơ quan chính quyền trung ương và cơ quan chính quyền địa phương trong đó có chính quyền xã.

Ngược lại, nếu hệ thống các chính sách, quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương không rõ ràng, cụ thể về tổ chức, về thẩm quyền, thiếu tính thống nhất, tính hợp lý trong hoạt động khi đó là những rào cản lớn cho hoạt động của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền như

Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, các phó chủ tịch ủy ban… không tạo được sự liên kết, cơ chế phối hợp đồng bộ trong hoạt động chấp hành và quản lý. Đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy chính quyền xã, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)