Trình độ dân chủ ở địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Trình độ dân biết thể hiện sự trang bị vốn hiểu biết và sử dụng vốn hiểu biết đó của mình để người dân có thể tự mình tham gia vào các quyết định quản lý. Và việc biết đó để làm để kiểm tra và để tự quản lý những công việc của làng xã. Đối với việc bàn là dân được tôn trọng được biểu thị ý trí nguyện vọng của nhân dân đối với cộng đồng và với cơ quan chính quyền địa phương. Nếu không có cơ chế dân chủ thì khi đó nhân dân khó có điều kiện để “ bàn” những công việc mà họ quan tâm, những công việc thậm trí ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của họ.

Việc “dân làm” thể hiện hành vi cụ thể để biến ý chí thành hành động gắn chặt với “dân biết, dân bàn”. Ngày nay bên cạnh lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước thì lợi ích cá nhân đặc biệt là lợi ích kinh tế được coi trọng thậm trí đề cao bởi đây là nguồn động lực cho phong trào quần chúng phát triển. Và chính động lực kinh tế làm thúc đẩy tính dân chủ trong cộng đồng dân cư tham gia vào việc phát triển địa phương từ đó hỗ trợ cho cơ quan chính quyền xã trong việc xây dựng và quản lý địa phương một cách tốt hơn.

Bên cạnh đó người dân tích cực trong việc tham gia thực hiện các nghĩa vụ cá nhân như nộp thuế, lao động công ích, tự nguyện đóng góp công sức, vật chất của gia đình, bản thân xuất phát từ chính sách chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng các công trình phúc lợi, dịch vụ ở địa phương (điện, đường, trường, trạm…). Việc hỗ trợ tích cực đó đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện các chính sách và mục tiêu phát triển mà chính quyền xã đã đề ra.

Về “dân kiểm tra”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một

cách là khéo kiểm soát” [39, tr6].

Và ngày nay việc kiểm soát quyền lực nhà nước được diễn ra mọi lúc mọi nơi. Bởi tai mắt của dân được thể hiện bằng tính dân trí ngày càng cao, nhân dân hiểu và sử dụng quyền lực Nhân dân của bình đẳng bằng nhiều hình thức dân chủ trực tiếp cũng như gián tiếp. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, do đó người dân đã biết sử dụng hệ thống mạng xã hội để cất tiếng nói phản biện đối với cơ quan chính quyền địa phương khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhân dân và xã hội. Tuy nhiên một số bộ phận của cư dân nông thôn dân trí còn thấp, chưa phân biệt đúng sai,quyền lợi, trách nhiệm đã dẫn đến những hành vi sai trái trong việc phối hợp với cơ quan chính quyền trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, về hành vi phạm pháp luật về trật tự an ninh, xã hội.

Sự xung đột đó có thể tạo ra một hiệu ứng ngược đó là thái độ phản kháng đối với nhà nước và pháp luật, nếu thái độ được này bị lan tỏa, được cộng đồng ủng hộ và tọa thói quen dài thì mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước sẽ không nhỏ, và đặc biệt ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động và chất lượng hoạt động của cơ quan chính quyền xã.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn đã đưa ra một số quan niệm khác nhau về chính quyền xã, chỉ ra chính quyền xã được tổ chức ở nông thôn, chính quyền xã mang một số đặc điểm khác biệt so với chính quyền ở đô thị và xã phường, thị trấn. Chính quyền xã đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị ở xã, hệ thống chính quyền xã và đặc biệt có vai trò trong việc bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên địa bàn xã. Chính quyền xã được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Chính quyền xã là cấp chính quyền thấp nhất được tổ chức tại các địa bàn đơn vị hành chính lãnh thổ ở nông thôn bao gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã. Đây là hai cơ quan nhà nước trực tiếp điều hành, quản lý, giải quyết các vấn đề, lĩnh vực đời sống của nhân dân địa

phương. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu cử theo nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhân dân theo sự ủy quyền của cử tri. HĐND thành lập ra cơ quan quản lý là UBND xã, thực hiện chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong phạm vi địa phương trên cơ sở nghị quyết của HĐND xã và sự phân cấp, phân quyền quản lý của cơ quan hành chính cấp trên theo quy định pháp luật. HĐND xã và UBND xã có mối quan hệ trong tổ chức và hoạt động, UBND xã hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, vừa theo sự chỉ đạo giám sát của HĐND cùng cấp. Hiện nay có nhiều yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Các yếu tố tác động đó gồm cả chủ quan và khách quan như yếu tố tự nhiên, văn hóa, truyền thống, lịch sử hay yếu tố con người, thể chế pháp luật…Tóm lại trong chương 1 luận văn đã làm rõ được một số lý luận và pháp lý cơ bản về chính quyền xã.

Mô hình tổ chức chính quyền xã của nước ta hiện nay được tổ chức theo nguyên tắc trong các mối quan hệ: giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, giữa Ủy ban nhân dân với Hội đồng nhân dân cùng cấp và với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên vẫn chưa được giải quyết về lý luận và thực tiễn một cách thấu đáo. Các quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban Hội đồng nhân dân xã bao gồm Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội (Khoản 3 Điều 32,43). Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm và UBND xã thành lập các Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Đây là các cơ cấu tổ chức mới của Chính quyền xã mới được quy định nhưng chưa có hệ thống văn bản hướng dẫn.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 43 - 46)