Xã là địa bàn nông thôn, ngành sản xuất chính là nông nghiệp. [51, tr.33]. Về cơ cấu trên địa bàn xã đa số là nông dân, có một ít người làm nghề thủ công, tiểu thương, tiểu chủ và một số không đông trí thức. Đối với một số xã miền núi còn nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Tuy nhiên ở xã có một đặc điểm rất đặc trưng đó là trên địa bàn xã người dân sống có tính quần cư, tính đoàn kết, gắn bó với nhau theo tình nghĩa “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “tình làng nghĩa xóm”. Các phong tục tập quán, tín ngưỡng rất phổ biến và được áp dụng thường xuyên trong đời sống người dân. Các nền văn hóa đa dạng, lối sống, dân trí có sự khác biệt so với thành thị. Sự am hiểu về pháp luật về quản lý nước còn hạn chế.
Xuất phát từ những đặc tính của vùng nông thôn mà ở đó có sự khác biệt về dân cư, quan hệ dòng họ, quan hệ kinh tế, văn hóa làng xã, phong tục, tập quán…với đô thị mà ở trong đó có chính quyền phường đại diện cho một cấp chính quyền cơ sở. Đây là một trong những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều hành xã hội ở xã. Ảnh hưởng tích cực của yếu tố này có thể là sự đoàn kết cao trong dân cư, nội bộ làng xã trên cơ sở đó việc hình thành các cơ quan quyền lực và một cơ chế kiểm soát tự nhiên trước khi bị chi phối bởi pháp luật. Những đại biểu HĐND xã được bầu vào cơ quan đại diện sẽ tự gắn trách nhiệm của mình vào lợi cộng đồng, dòng họ nên phải cân nhắc sao cho “vừa ích nước vừa lợi nhà”. Như vậy, tính thống nhất có thể rất cao trong quán trình hình thành cơ quan HĐND xã theo ý trí chung của toàn cử tri trong xã, nhưng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp bởi tính huyết thống, tính gia đình dòng thậm trí còn bị chi phối bởi lợi ích nhóm của
dòng tộc, gia đình.
Bên cạnh những yếu tố về địa lý, đặc điểm xã hội ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã thì còn một số yếu tố khác như lối sống, yếu tố tâm lý dân cư, tâm linh, tôn giao và đặc biệt trình độ dân trí của người dân vùng nông thôn đôi khi còn nhiều hạn chế từ đó tác động không nhỏ tới việc tổ chức thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật của người dân.
Từ những phân tích đó có thể thấy tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương của chính quyền xã bị giảm đi rất nhiều so với chất lượng hoạt động quản lý nước của chính quyền phường.