Cơ cấu tổ chức, nhân sự Ủy ban nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 64 - 69)

Thọ, thành phố Hà Nội

2.2.1. Cơ cấu tổ chức, nhân sự Ủy ban nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức

Về vị trí tính chất UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do HĐND xã bầu ra và là cơ quan chấp hành của HĐND xã. UBND xã chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, trước HĐND xã và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên là UBND huyện. Xuất phát từ tính chất chấp hành và điều hành trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xã với hai tư cách: là cơ quan chấp hành của HĐND xã; là cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở.

Về cơ cấu UBND xã được quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và Phó Chủ tịch và các Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an. Đối với Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch, đối với xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. UBND xã được tổ chức bởi cơ quan Thường trực của UBND, cơ quan này được hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm của HĐND cùng cấp.

Hiện nay, huyện Phúc Thọ có 22 xã và 01 thị trấn (trong đó có: 02 xã, thị trấn thuộc loại 1, 13 xã loại thuộc loại 2, 08 xã thuộc loại 3). Căn cứ theo Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, huyện Phúc Thọ có 2 xã có không quá hai Phó Chủ tịch, 21 xã có một Phó Chủ tịch. Tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân xã được thể hiện theo sơ đồ sau:

+ Đối với xã thuộc loại 1 (nơi có thể có 02 Phó chủ tịch xã): xã Võng Xuyên, xã Phụng Thượng

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy UBND có hai Phó Chủ tịch Sơ đồ 2.3. Tổ chức UBND xã có một Phó Chủ tịch CHỦ TỊCH UBND PHÓ CHỦ TỊCH UBND PHÓ CHỦ TỊCH UBND Tư pháp – Hộ tịch Công an Quân sự Địa chính - Xây dựng GTTL- VSMT Lao động TB&XH Nông nghiệp – Môi trường Văn phòng Văn hóa Tài chính – Ngân sách Các đơn vị thôn, xóm trực thuộc - Trạm Y tế xã - Trườn Tiểu học

- Trường Mầm non Các thôn xóm

Các thôn xóm CHỦ TỊCH UBND PHÓ CHỦ TỊCH UBND Tư pháp – Hộ tịch Công an Quân sự Địa chính - Xây dựng GTTL VSMT Lao động TB&XH Nông nghiệp – Môi trường Văn phòng Văn hóa Tài chính – Ngân sách Các đơn vị thôn, xóm trực thuộc - Trạm Y tế xã - Trườn Tiểu học - Trường Mầm non

Theo luật hiện hành việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên UBND xã có sự khác nhau, mỗi thành viên phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác chuyên môn, có nhiều nơi họ đồng thời là các chức danh chuyên môn của UBND. Giúp việc UBND có các chức danh chuyên môn như tài chính, địa chính, văn phòng, tư pháp, văn hóa thông tin, giao thông thủy lợi. Trong đó 4 chức danh được Chính phủ quy định theo Nghị định 09/CP sử dụng ổn định, phải được đào tạo và có chế độ đãi ngộ gần như công chức đó là các chức danh như: tài chính – kế toán, văn phòng, tư pháp, địa chính.

Theo luật hiện hành giúp việc cho UBND cấp xã có ban chuyên môn như ban quân sự, ban công an, ban kinh tế - kế hoạch, ban tài chính – ngân sách, ban văn hóa xã hội ... Song trên thực tế đây không phải thực sự là các ban làm việc chuyên môn, mà chỉ là các ban phối hợp hoạt động hoặc phối hợp liên ngành. Có ban chỉ có 1 người và có người tham gia vài ban khác nhau, có ban họp mỗi tháng 1 hoặc 2 lần, có ban vài tháng không họp. Công việc được thực hiện chủ yếu bởi các cán bộ chuyên môn.

Đề đảm bảo quyền giám sát của nhân dân, cấp đảng ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng, đặc biệt là các công trình xây dựng triển khai tại địa phương. Đến nay, 100% các xã thuộc huyện Phúc Thọ đã thành lập Ban thanh tra nhân dân.

Về hoạt động của UBND cấp xã với 02 chức năng chủ yếu là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở.

Theo pháp luật hiện hành, UBND cấp xã phải thực hiện khoảng 74 nhiệm vụ cụ thể khác nhau, trong đó nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước được phân cấp hoặc được ủy quyền, có những nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân địa phương.

2.2.1.2. Nhân sự Ủy ban nhân dân xã

chức xã trong đó có 234 chiếm 50.5% người là cán bộ bao gồm các cán bộ giữ các chức danh trong bộ máy của Đảng ủy xã, HĐND xã và 229 chiếm 49.5% người là công chức xã bao gồm cả các công chức theo tổ chức chính trị xã hội và chức danh công chức cấp xã hoạt động chuyên môn. [4]

Sơ đồ 2.4. Nhân sự Ủy ban nhân dân xã

Thời gia qua, chính quyền xã thuộc huyện Phúc Thọ luôn tích cực trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại cơ sở, hàng năm đã tiến hành rà soát để kịp thời báo cáo tuyển dụng bổ sung số cán bộ, công chức còn thiếu tại các đơn vị. Kết quả từ năm 2011 đến nay đã tuyển dụng được 71 công chức. Đặc biệt năm 2013-2014, phối hợp với thành phố tuyển chọn được 23 công chức nguồn cấp xã tốt nghiệp Đại học chính quy loại khá trở lên, có chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng và đã phân công công tác đối với 14 công chức nguồn về làm việc tại 14 xã, thị trấn. Và để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức có điều kiện rèn luyện, thử thách nhất là cán bộ trẻ có triển vọng, đồng thời giúp cán bộ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn thì công tác luân chuyển, sắp xếp cán bộ đã được thực hiện một cách bài bản, trên cơ sở ban hành các kế hoạch, công khai, dân chủ, hướng tới thực chất và hiệu quả. Trong gần 5 năm đã thực hiện luân chuyển 11 cán bộ quản lý cấp huyện về các xã, thị trấn giữ chức danh chủ chốt. Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 13 công chức, đồng

20.4

27.4

thời tiến hành bổ nhiệm ngạch, xếp lương, nâng lương định kỳ đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện theo quy định.

Nhìn chung trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng lên và đang từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác; số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học ngày càng tăng . Tuy nhiên, trình độ của đội ngũ cán bộ xã còn tương đối thấp, số lượng cán bộ, công chức trên đại học chỉ có 2 người (2015) đạt 0,85%, trình độ cao đẳng, tại chức năm 2015 có 117, đạt 34,9%, riêng trình độ đại học năm 2015 nhiều hơn năm 2010 là 201 người, gấp 4,45 lần. Cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị năm 2015 nhiều hơn 2010 là 14 người, cao cấp, cử nhân lý luận chính trị năm 2015 hơn năm 2010 là 3 người. Về cơ bản, trong thời gian tới, huyện Phúc Thọ cần chú trọng hơn nữa đến công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Đặc điểm chủ yếu của đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Phúc Thọ: Họ đều là người dân địa phương, làm ăn sinh sống tại xã, có quan hệ dòng tộc láng giềng thân thiết với dân làng, có lợi ích và quan hệ gắn bó với làng xã về mọi mặt kinh tế, văn hóa, tình cảm, đời sống sinh hoạt...Đây là sự kết hợp của 4 yếu tố: người dân, người cùng họ, cùng làng, người đại diện cho Nhà nước ở địa phương. 4 yếu tố này vừa thống nhất nhưng cũng nhiều mâu thuẫn xung đột nhau trong con người cán bộ xã, chi phối các hoạt động của họ, nhất là việc giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Để có cơ sở bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị; hàng năm các xã, thị trấn đều đã tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức nhằm nhận xét về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả 20% cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 79% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 1 % không hoàn thành nhiệm vụ.

Mặt khác để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng; hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã triển khai việc kê khai tài sảntrên cơ sở hướng dẫn của thành phố, kết quả từ năm 2011 đến nay số cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng phải kê khai tài sản là 1260 lượt người.

Như vậy về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã so với trước đây đã tăng lên rõ rệt và có nhiều chuyển biến, trình độ, bằng cấp chuyên môn đang từng bước đạt chuẩn theo quy định trở lên đã dần khắc phục được tình trạng hạn chế về năng lực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại cơ sở.

Tuy được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức và trình độ, nhưng năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở huyện Phúc Thọ còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, yêu cầu của cải cách hành chính, sự phát triển của đất nước. Trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội vẫn còn không ít cán bộ chính quyền xử lý giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách vô thức, ở một số nơi chính quyền cấp xã tự đặt ra những quy định về xử phạt, đóng góp của nhân dân chi tiêu tùy tiện và không đúng nguyên tắc luật lệ của Nhà nước đề ra. Một số bộ phận cán bộ chính quyền cấp xã ở huyện Phúc Thọ còn có biểu hiện tiêu cực, lề lối, tác phong làm việc quan liêu, mất dân chủ gây bức xúc trong lòng nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)