Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 46 - 54)

2.1. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội Thọ, thành phố Hà Nội

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy, thuộc hệ thống sông Hồng. Phúc Thọ có ranh giới phía tây giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Thạch Thất, phía đông nam giáp các huyện Quốc Oai và Hoài Đức, phía đông giáp huyện Đan Phượng. Diện tích tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 117,3 km², dân số 250.000 người (2016). Hiện nay Đảng bộ huyện có 45 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 23 đảng bộ xã, thị trấn, 06 đảng bộ cơ quan và 16 chi bộ trực thuộc với hơn 6.500 đảng viên. Trên địa bàn có 77 trường học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Giáo dục thường xuyên) và có 223 cơ quan, doanh nghiệp [54].

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và sự phối hợp của các cấp các ngành việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của huyện có những bước phát triển khá. Giai đoạn từ 2011- 2017 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng, tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm dần. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh qua các năm: năm 2011-2015 (đạt 10,5 triệu đồng/người/năm lên 28 triệu đồng/người/năm). Đặc biệt Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa có bước bứt phá, huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, được Uỷ ban nhân dân thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc, góp phần thay đổi nhận thức, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc. Hiện

nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. Hy vọng trong thời gian tới, Huyện sẽ có bước phát triển mới và là điểm đến của các nhà đầu tư và khách du lịch.

Huyện Phúc Thọ có 22 xã và 1 thị trấn tương đương với 22 Hội đồng nhân dân xã, 01 Hội đồng nhân dân thị trấn và 22 Ủy ban nhân dân xã và 01 Ủy ban nhân dân thị trấn (trong đó có: 02 xã thuộc loại 1, 13 xã loại thuộc loại 2, 08 xã thuộc loại 3). HĐND xã và UBND xã ở huyện Phúc Thọ được tổ chức lại một số lần theo sự thay đổi của luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015 và những văn bản của Chính phủ để phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và phù hợp với cơ chế quản lý, đặc biệt là thay đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, giữ vai trò chi phối rất nhiều đến tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã theo định biên là 463 cán bộ, công chức xã người trong đó có 233 người là cán bộ bao gồm các cán bộ giữ các chức danh trong bộ máy của Đảng ủy xã, HĐND xã và 229 người là công chức xã bao gồm cả các công chức theo tổ chức chính trị xã hội và chức danh công chức cấp xã hoạt động chuyên môn. [10]

2.1.1. Cơ cấu tổ chức, nhân sự Hội đồng nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Căn cứ theo Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân dân xã có cơ cấu tổ chức gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân ở xã do cử tri ở địa phương bầu ra. Theo đó, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do vậy HĐND xã chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân xã bao gồm các cơ quan: Thường trực Hội đồng nhân dân xã, Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội (sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1. Tổ chức Hội đồng nhân dân xã

Trong tổ chức HĐND xã, cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân xã là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân xã. Do đó, thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân xã không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân xã. Về cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân và hoạt động chuyên trách. Theo đó, toàn huyện Phúc Thọ có 22 Hội đồng nhân dân xã tương ứng với 22 xã cấu thành.

Hội đồng nhân dân xã được thành lập các Ban gồm Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Các Ban này là cơ quan của Hội đồng nhân dân xã và được cơ cấu gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.

Căn cứ theo sự phân công nhiệm vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân từng xã có thể tổng hợp như sau:

+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã chủ yếu đảm nhận các công việc: Điều hành chung các công việc về tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Hội đồng nhân dân

Thường trực Hội đồng nhân dân

Ban Kinh tế - Xã hội Ban Pháp chế

nhân dân xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã. Giữ mối liên hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân thị xã với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chấp hành Đảng bộ huyện, các cơ quan trung ương trên địa bàn; Chỉ đạo và quyết định dự kiến nội dung, chương trình, triệu tập các ký họp của Hội đồng nhân dân xã. Chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, điều khiển các phiên khai mạc, chất vấn, thông quan nghị quyết và bế mạc kỳ họp. Ký chứng thực nghị quyết kỳ họp của Hội đồng nhân xã; Chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã; Chỉ đạo xây dựng và chủ trì công tác giám sát của Hội đồng nhân dân xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã về việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật; việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã ngay tại địa phương; Chỉ đạo công tác xây dựng chính quyền địa phương; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp; Chỉ đạo công tác đối ngoại của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân xã; Chủ trì các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất của Thường trực Hội đồng nhân xã; Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có quyền ký các văn bản: Giới thiệu nhân sự để Hội đồng nhân dân xã bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; phê chuẩn kết quả bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; phê chuẩn danh sách ủy viên các Ban của Hội đồng nhân dân xã; thành lập các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chỉ định Tổ trưởng các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Ký các quyết định, quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân xã và các văn bản quan trọng khác của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Thực hiện công tác tiếp dân theo quy định; Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và các Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã.

+ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã đảm nhận các công việc:

Thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân xã; chỉ đạo các hoạt động

thường xuyên của đại biểu Hội đồng nhân dân xã chuyên trách; Tham gia cùng tập thể Thường trực Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân xã theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã; Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã lãnh đạo, điều hành các hoạt động thường xuyên và giải quyết công việc hàng ngày của Hội đồng nhân dân xã, Thường trực Hội đồng nhân dân xã; giữ mối liên hệ công tác giữa Hội đồng nhân dân xã với Ủy ban nhân dân xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã; Tham gia chủ tọa các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, trực tiếp điều khiển một số phiên họp của Hội đồng nhân dân xã theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Chủ trì công tác chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã; tổ chức hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công các Ban của Hội đồng nhân dân xã thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xã; chỉ đạo Thư ký kỳ họp phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân xã thông qua để Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ký chứng thực; Đôn đốc, điều hòa hoạt động của Ban Kinh tế - Xã hội, chỉ đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã. Giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan khối kinh tế, các cơ quan thông tấn báo chí; Khi được Chủ tịch HĐND xã ủy quyền thì: Chủ trì các phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất của Thường trực Hội đồng nhân dân xã; chủ trì họp giao ban giữa Thường trực Hội đồng nhân dân xã với các Ban của Hội đồng nhân dân xã, Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã; Chỉ đạo thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã; tổ chức hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân xã với Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Chỉ đạo công tác

phòng chống tham nhũng, lãng phí của Hội đồng nhân dân theo quy định; Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã; Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định và khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ủy nhiệm; Phụ trách cơ quan HĐND xã; làm chủ tài khoản nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân xã; Ký các văn bản và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.

+ Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã kiêm chức Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân xã

Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; Tham gia cùng tập thể Thường trực Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân xã theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã; Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân xã theo quy định; Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã liên quan đến lĩnh vực phụ trách; Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, khảo sát về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách và do Hội đồng nhân dân xã hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; Tổ chức thực hiện công tác thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân xã hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết để Chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xã xem xét, biểu quyết thông qua; Thay mặt Ban báo cáo kết quả hoạt động giám sát, thẩm tra với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân xã; trong thời gian Hội đồng nhân dân xã không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội

đồng nhân dân xã; Tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân xã, thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định và khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ủy nhiệm; Phối hợp với Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

+ Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã kiêm chức Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân xã

Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; Tham gia cùng tập thể Thường trực Hội đồng nhân dân xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân xã theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân xã; Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân xã theo quy định; Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã liên quan đến lĩnh vực phụ trách; Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, khảo sát về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách và do Hội đồng nhân dân xã hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; Tổ chức thực hiện công tác thẩm tra báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã liên quan đến lĩnh vực phụ trách do Hội đồng nhân dân xã hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân xã phân công; chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết để Chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xã xem xét, biểu quyết thông qua; Thay mặt Ban báo cáo kết quả hoạt động giám sát, thẩm tra với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân xã; trong thời gian Hội đồng nhân dân xã không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Tham gia các phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân xã, thảo luận và quyết định

những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân xã; Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định và khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã ủy nhiệm; Phối hợp với Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân xã trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 46 - 54)