Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phù hợp với đặc điểm của xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

điểm của xã

Để xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trong giai đoạn hiện nay cần bảo đảm yêu cầu về tính tương thích phù hợp với cộng động dân cư, truyền thống phong tục tập quán của nhân dân địa phương là việc rất cần thiết. Bởi chính những đặc trưng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội đã được hình thành từ bao đời từ đó tạo ra những thói quen phong tục, cách sống, nếp nghĩ của người dân trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ đó. Và đây chính là đơn vị hành chính mà chính quyền trung ương đặt ra để quản lý. Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền xã hiện nay cần phải vừa phát huy những giá trị mới tiến bộ nhưng đồng thời vẫn kế thừa những giá trị văn hóa tích cực của nhân loại.

Phúc Thọ là một huyện nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi, có truyền thống lịch sử lâu đời, Phúc thọ cách trung tâm Thủ đô khoảng trên 30km, có diện tích tự nhiên 117km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã và 01 thị trấn, chia làm 2 vùng sản xuất khác nhau. Phúc Thọ là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử. Phúc Thọ là huyện có sự đa dạng, đan xen về tôn giáo song cư dân chủ yếu theo 2 tôn giáo chính: Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Tin lành, tín ngưỡng thờ cúng dân gian… Đồng bào lương - giáo ở Phúc Thọ, nhìn chung đều sống hòa thuận, có truyền thống gắn bó, đoàn kết, luôn tích cực sống tốt đời, đẹp đạo.

Toàn huyện có 88 làng, trong đó 61 làng có nghề, 5 làng được công nhận là làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng khắp trong và ngoài khu vực như: đậu phụ Linh Chiểu, rau muống tiến vua Sen Chiểu, tương đỗ Thượng Cốc, bánh bún Hát Môn, thú nhồi bông Tam Hiệp. Về kinh tế huyện Phúc Thọ có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Toàn huyện tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa có bước bứt phá. Đến nay số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 22/22 xã và được thành phố công nhận huyện nông thôn mới. Và hiện nay trong phương thức canh tác toàn huyện tập trung vào cơ giới hóa, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên diện tích canh tác của nông dân. Bên cạnh đó huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao. [54]

Từ thực tiễn đặc thù về địa lý, kinh tế văn hóa, xã hội ở Huyện Phúc Thọ như đã phân tích ở trên có thể thấy ở Việt Nam hiện nay, cộng đồng làng xã không có có tính thuần túy như thời kỳ trước, đã có nhiều biến đổi bởi sự phát triển của xã hội, sự đô thị hóa ngày càng gia tăng, tính cộng đồng có phần giảm đi, tính phức tạp về các tầng lớp dân cư ngày một gia tăng. Vì vậy việc xây dựng một mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã hiện nay cần phải bảo đảm tính tương thích của cộng đồng dân cư với điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của địa phương là nhằm tăng cường tính hiệu lực hiệu quả của hoạt động chính quyền địa phương.

Do phải quản lý một địa bàn lãnh thổ nhất định với một số thôn,làng có truyền thống tự quản khá cao và chịu sự chế ước của một số đặc điểm vùng miền, có khi của cả đặc điểm tộc người và tôn giáo, nên chính quyền xã cần có vai trò độc lập tương đối. Xét về nguyên tắc, trong tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, luôn đòi hỏi tính chất đa ngành, liên ngành với một số nét đặc thù và tính độc lập nhất định tùy từng loại hình xã. Vấn đề quan trọng đang đặt ra trong phương thức quản lý của chính quyền xã như hiện nay từ

thực tiễn ở huyện Phúc Thọ cần một hệ thống thể chế quản lý một cách dân chủ và hiệu lực, hiệu quả phù hợp với đặc điểm mỗi xã nhằm phát huy được lợi thế đặc thù xã, phát huy đúng mức được truyền thống tự quản của thôn, làng. Cần có cơ cấu tổ chức phù hợp với số lượng cư dân, có những nội dung, cấu trúc, chức năng quản lý của chính quyền xã đối với phát triển xã hội phù hợp với nhận thức chung và nhân thức của từng đặc điểm riêng của dân cư trên địa bàn. Do đó cần một cơ chế tự chủ có tính tương đối với hệ thống cơ quan chính quyền cấp trên, cụ thể là việc phân cấp, phân quyền trong tổ chức và hoạt động phải rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Do đó trong tổ chức đòi hỏi cần người có năng lực, kỹ năng thực hành, các phương thức, điều kiện, thủ tục, quy trình quản lý một cách dân chủ và hiệu quả; mối quan hệ giữa cơ chế quản lý với ý thức dân chủ, văn hóa pháp luật, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình,... rất cần được đặt ra trong cơ chế hoạt động của chính quyền xã hiện nay.

Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân được tổ chức phù hợp với nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Việc thể chế hóa quy định này của Hiến pháp đặt ra các yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức, hoạt động của chính quyền xã theo hướng đa dạng của đa ngành và liên ngành. Điều đó thể hiện chính quyền xã không đơn thuần chỉ là “cánh tay nối dài” của cơ quan nhà nước cấp trên với nhân nhân mà nhìn ở cấp cao hơn, các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ quan có tính chuyên môn hóa cao, để có điều kiện chuyên sâu nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý hoặc giải quyết về một lĩnh vực cụ thể nhất định trong hoạt động của nhà nước, còn ở cấp cơ sở như xã, thường mang tính đa ngành, liên ngành. Chẳng hạn, khi giải quyết các công việc quan trọng có liên quan đến cơ sở, như tài chính, giáo dục, xây dựng, trật tự - an ninh thì UBND xã bắt buộc vừa phải tuân theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải tuân theo quyết nghị của HĐND xã. Như vậy, nếu các chức năng, nhiệm

vụ của nhà nước ở cấp cao hơn do nhiều loại cơ quan khác nhau cùng thực hiện thì ở cấp xã chỉ do một cơ quan là UBND xã, thực hiện theo cách tổng hợp đa ngành và liên ngành. Tuy nhiên hiện nay xu hướng nổi bật ở cấp cơ sở, trong đó có cấp xã, là sự thống nhất, đôi khi đến mức nhất thể hóa, quá trình lãnh đạo, quản lý với quá trình trực tiếp triển khai thực hiện trên thực tế các đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Như vậy để chính quyền xã có hiệu lực, hiệu quả, chính quyền xã phải được thiết kế, hoạt động theo hướng tăng tính tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chính quyền xã đối với tổ chức và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)