Tổ chức và hoạt động chính quyền xã gắn với cải cách hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Cải cách hành chính là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng, Nhà nước từ các Nghị quyết từ Đại hội X, XI và đến Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đều thể hiện quan điểm đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, thông suốt, hiện đại, khắc phục tình trạng quan liêu, bỏ trống hoặc trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Gắn với đó là tinh giản biên chế, cơ cấu lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chủ trương này được thực hiện xuyên suốt qua ba nhiệm kỳ Chính phủ từ nhiệm kỳ năm 2007- năm 2011, năm 2011 - năm 2016 và từ năm 2016 - năm 2021. Hiện nay, Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm thực hiện chủ trương cải cách hành chính, song có thể thấy thực tế còn không ít những bất cập khi bộ máy đang "phình" ra và biên chế tiếp tục tăng lên, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa minh bạch, chưa tạo hết điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội cho nhân dân, chưa bám sát mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tiêu chí xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ những lý do đó cho thấy việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động chính quyền xã gắn phải luôn gắn với cải cách hành chính thông qua những nhiệm vụ cụ thể như: Cải cách thủ tục hành chính ở xã trên xu thế tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội bởi thông qua

nội dung đó phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời những nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp được giải quyết và từ đó đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế. Mặt khác, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho người dân. Thông qua cải cách thủ tục hành chính ở xã có thể xác định các công việc của cơ quan chính quyền địa phương với người dân, doanh nghiệp, qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy chính quyền cho phù hợp và lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc cải cách thủ tục hành chính ở xã là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế về chính quyền địa phương; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức cấp xã; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính cấp xã; thực hiện theo xu hướng công nghệ hóa, chính phủ điện tử. Đặc biệt, cải cách thủ tục hành chính ở xã có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở đơn vị hành chính lãnh thổ cấp thấp nhất. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính. Bởi qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)