Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

Từ khi Hiến pháp 2013 được ban hành, cùng với việc quy định các nội dung về Chính quyền địa phương theo hướng mở, Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hoá đầy

đủ, toàn diện các quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên hoàn thiện các quy định pháp luật về chính quyền địa phương là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của nhân dân trong quá trình lấy ý kiến đóng góp các dự thảo. Để thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương, thiết nghĩ các cấp chính quyền ở Trung ương và địa phương cần phải thực hiện đồng thời các nhiệm vụ cơ bản:

Một là, luật hóa quy định về chính quyền địa phương theo hướng rành

mạch về chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, của từng chức danh trong tổ chức chính quyền địa phương. Xác định cấp chính quyền địa phương với việc phân định rạch ròi về thẩm quyền của chính quyền địa phương giữa các cấp hành chính, gắn trách nhiệm và phạm vi nhiệm vụ quyền hạn cho từng chức danh trong tổ chức tránh tình trạng chồng chéo về trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn. Nếu phân định rạch ròi về thẩm quyền giữa các cấp hành chính trong chính quyền địa phương sẽ giúp các cấp hành chính làm việc minh bạch, có trách nhiệm với công việc hơn.

Hai là, việc triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2015 hiện có những thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi sự quyết tâm chuyển đổi, sự nỗ lực triển khai thực hiện để những quy định mới đi vào thực tiễn. Khi đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sẽ phát huy được những mặt thuận lợi, tạo điều kiện đổi mới về tổ chức chính quyền địa phương, góp phần từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Do đó, cần tổ chức tổng kết quá trình thực hiện Luật Chính quyền địa phương 2015, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong quá trình xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn trong thực tiễn. Trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn đó sẽ đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền cấp xã ở nông thôn cho phù hợp thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Ba là, về việc phân cấp giữa trung ương và địa phương: Theo khoản 2

phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương” cần tiếp tục được thể chế cụ thể. Để thể chế hoá quy định này, trước hết cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xác định rõ được các thẩm quyền nào cần được giao cho cơ quan trung ương và thẩm quyền nào giao cho địa phương, đặc biệt đối với chính quyền cấp xã.

Thực tiễn hiện nay số lượng cũng như chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về chính quyền địa phương nói chung và quy định về chính quyền địa phương cấp xã nói riêng đã có những kết quả đáng kể về số lượng và chất lượng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định chưa hoàn thiện về nội dung và hình thức, các quy phạm pháp luật về hoạt động còn bất cập với thực tiễn vì vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND xã và UBND xã theo hướng quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền; phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quy định trách nhiệm công vụ, quy định về hình thức hoạt động, nội dung hoạt động, trình tự thủ tục trong hoạt động bao gồm:

Thứ nhất , bảo đảm tính độc lập tương đối của chính quyền xã là cấp

chính quyền có thể chủ động thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ của mình khi được phân cấp, phân quyền. Cụ thể nghiên cứu xây dựng Luật quy định về phân cấp, phân quyền. Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định một số vấn đề về phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương nhưng mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, trong khi việc thực thi thẩm quyền của từng cấp chính quyền là những hoạt động lĩnh vực hết sức cụ thể ở quy mô và loại chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền. Ngoài ra, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 chưa đề cập mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với nhau theo chiều ngang. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 vừa “muốn” tăng tính tự chủ cho chính quyền địa phương nhưng khi có công việc liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cùng cấp trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính

quyền cấp trên (điểm đ khoản 2 Điều 11). Điều này phần nào đã mâu thuẫn với định hướng tự chủ cho chính quyền địa phương các cấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong thời gian tới cần đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, xây dựng Luật quy định về phân cấp, phân quyền giữa CQTW và chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Thứ hai, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và

hoạt động của HĐND xã và UBND xã phải chứa đựng đầy đủ các nội dung về phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quy định trách nhiệm công vụ như: (i) Làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa HĐND và UBND xã trong việc thực hiện quyền lực nhân dân theo hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp của người dân trong việc ủy quyền. (ii) Làm rõ mối quan hệ giữa HĐND xã với HĐND huyện. (iii) làm rõ mối quan hệ giữa chính quyền xã với cấp ủy Đảng địa phương và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị ở xã. ( iiii) Quan hệ chính quyền xã với tổ chức tự quản của nhân dân cũng như quan hệ với dân cư địa phương.

Cụ thể như vấn đề phân cấp thẩm quyền tập thể và thẩm quyền cá nhân của HĐND xã, Chủ tịch HĐND xã, UBND xã và Chủ tịch UBND xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể gắn với chế độ trách nhiệm pháp lý hiện nay như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật và bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải

đồng bộ, thống nhất về nội dung, về hình thức thì khi đó các quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của chính quyền xã được điều chỉnh một cách đầy đủ, kịp thời. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quy định về thẩm quyền riêng của HDND xã và UBND xã, thẩm quyền thực thi các nhiệm vụ khi được cơ quan nhà nước cấp trên chuyển giao.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của

cứu xây dựng chính quyền địa phương cấp vùng bởi xuất phát từ tính đa dạng của địa lý hành chính vùng, lãnh thổ, do vậy có sự liên kết về địa lý, kinh tế, văn hóa… với các vùng, lãnh thổ sẽ là điều kiện thuận lợi để tạo lập nên vùng trọng tâm, trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương và của cả vùng. Xây dựng được các quy định về chính quyền xã cấp vùng là tạo ra khả năng liên kết, phối hợp giữa các chính quyền địa phương xã với nhau tạo các nguồn lực đầu tư, phát triển cho cả vùng, hạn chế việc đầu tư, phát triển dàn trải ở mỗi xã giảm tải gánh nặng điều hành của tỉnh đối với các đơn vị hành chính cấp xã.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự bùng phát của hệ thống sản xuất tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối (hay còn gọi là hệ thống tích hợp số - vật lý). Cuộc cách mạng này được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vi mô, hình thành các công nghệ mới khiến cho người dân và doanh nghiệp đang có yêu cầu cao hơn với bộ máy hành chính, nhất là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Tóm lại việc hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của HĐND xã và UBND xã phải trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền; phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quy định trách nhiệm công vụ, quy định về hình thức hoạt động, nội dung hoạt động, trình tự thủ tục trong hoạt động của chính quyền xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)