Giải pháp dành riêng cho chính quyền xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 107 - 118)

thành phố Hà Nội

3.2.5.1. Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền xã không thể tách rời việc quản lý tốt hộ gia đình trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

Nhà nước được giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ theo cơ chế thị trường, định hướng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đặt ra là phải quản lý hộ gia đình trong cơ chế mới như thế nào để đi đúng đường lối chính sách pháp luật và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt. Để thực hiện yêu cầu trên phải thiết lập sự quản lý trực tiếp của UBND xã đối với gia đình trên 4 mặt là hộ khẩu, đất đai, các quan hệ tài chính và chấp hành chính sách pháp luật.

- Về quản lý hộ khẩu: là một phương thức quản lý nhân khẩu của nhà nước, trong phương thức này đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu là do cơ quan công an cấp. Hộ khẩu có liên quan đến các quyền lợi khác như phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học... Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư, việc thay đổi hộ khẩu này còn được gọi là nhập hộ khẩu. Việc quản lý hộ khẩu phải được quản lý một cách chính xác, đặc biệt về con người, tuổi tác vì nó liên quan đến nghĩa vụ công dân, đến các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Các giấy tờ về việc công dân chuyển đi, chuyển đến, chia tách hộ phải đủ thủ tục theo đúng pháp luật quy định. Theo Nghị quyết 112/NQ của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2017, Việt Nam chính thức bỏ thủ tục cấp sổ hộ khẩu. Thay vào đó, việc quản lý nơi cư trú được thực hiện bởi thẻ căn cước công dân, trên đó có ghi mã số để truy

cập vào cơ sở dữ liệu dân cư thông qua internet. Việc đổi mới cách quản lý này đã tạo ra hiệu ứng tốt đối với người dân và cơ quan quản lý.

- Về ruộng đất: phải nắm chắc từng loại hạng đất đai gia đình đang sử dụng, quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng hiện trạng đất đai. Tăng cường kiểm tra hộ gia đình sử dụng đúng mục đích, không tùy tiền thay đổi hiện trạng đất đai. Sổ sách, giấy tờ, bản đồ phải rõ ràng, cụ thể, ăn khớp nhau. Đất đai vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ sử dụng đất nên thường nảy sinh tranh chấp giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân với tập thể. Vì vậy, phải thiết lập cơ sở pháp lý với hộ gia đình một cách chặt chẽ.

- Các quan hệ tài chính đối với hộ gia đình:

Đối với các khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, các quỹ nộp cho nhà nước, cấp trên, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo Nghị quyết của HĐND, xây dựng kiến thiết xóm theo Nghị quyết của nhân dân xóm. Thu sản phẩm đấu thầu đất đai công ích của UBND xã, có thông báo cho hộ gia đình đối chiếu. Khi thu phải có đủ hóa đơn, chứng từ cho hộ gia đình. Kết thúc vụ thanh toán đối khớp từng khoản giữa gia đình và UBND xã theo sổ thanh toán có chữ ký của gia đình.

- Các khoản quỹ nộp thủy lợi phí, dịch vụ của hợp tác xã, ban chủ nhiệm xây dựng phương án thu có thông báo các khoản thu gửi đến hộ gia đình để đối chiếu. Khi thu phải có đủ chứng từ cho hộ gia đình, cuối vụ phải thanh toán đối khớp từng khoản thu, những khoản hoàn thành và những khoản nợ ghi trên sổ thanh toán có chữ ký của hộ gia đình.

Như vậy về mặt tài chính đối với hộ gia đình phải trực tiếp với UBND xã và hợp tác xã nông nghiệp. Các tổ chức thu và thanh toán với hộ gia đình hàng vụ đảm bảo nguyên tắc tài chính và thực sự dân chủ công khai. Do đó sẽ chống được phụ thu lạm bổ để tham ô của cán bộ xóm và cán bộ chuyên môn của xã.

3.2.5.2. Các giải pháp khác

Ngoài một số giải pháp như trên thi bên cạnh đó còn phải nói tới giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng các bộ công chức xã

là một trong những giải pháp quan trọng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi dù có hệ thống pháp luật hoàn thiện đến đâu mà chất lượng cán bộ, công chức xã không bảo đảm thì tính hiệu quả trong quản lý không thể được nâng cao.Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy đối với cán bộ công chức chính quyền cấp xã. Đổi mới nội dung chương trình phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, đòi hỏi sự hội nhập và thay đổi theo hướng Chính phủ kiến tạo và Chính phủ phục vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy theo đối tượng. Chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chính quyền cấp xã phải ngày được nâng cao. Yêu cầu giảng viên phải có trình độ cao hơn cả về lý thuyết và thực tiễn, đồng thời, có thể sử dụng chuyên gia, cán bộ hoạt động thực tiễn trực tiếp giảng dạy hoặc phối hợp cùng giảng dạy.

Triển khai đào tạo cán bộ nguồn cho chính quyền xã như các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ công chức chính quyền xã đương nhiệm. Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đương nhiệm, cần triển khai phương thức đào tạo cán bộ nguồn một cách lâu dài cho chính quyền xã, để từng bước chuẩn hoá và trẻ hoá đội ngũ cán bộ công chức chính quyền xã, bảo đảm họ ngang tầm với trọng trách được đảm nhiệm.

Giải pháp đổi mới công tác tuyển dụng đối với cán bộ công chức xã cũng phải được đặt ra. Việc tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, khắc phục tình trạng “ô dù”, cảm tính, “ê kíp”, bè phái, cục bộ hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy chính quyền xã. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào nhân dân để lựa chọn nhân tài cho bộ máy chính quyền. Bất kỳ một vị trí, một chức danh nào đều được giới thiệu công khai, rộng rãi yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để mọi người có thể tham gia ứng cử, thi tuyển, xét tuyển một cách dân chủ công khai. Người tham gia ứng cử hoặc được đề cử phải xây dựng đề án công tác, có mục tiêu, chương trình hành động cụ thể. Cần kết hợp thi tuyển chuyên môn sát hạch năng lực với

việc đánh giá các phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ thông qua thăm dò tín nhiệm và sự lựa chọn của nhân dân. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều người tham gia thi tuyển vào một chức vụ, cương vị. Sau khi có sự thống nhất giữa kết quả thi tuyển về chuyên môn với việc đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức mới ra quyết định tuyển dụng hay bổ nhiệm. Thực hiện quy chế tuyển chọn cán bộ, công chức cấp xã có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Một mặt, đảm bảo được sự công tâm khách quan, làm cho nhân dân được biết, được lựa chọn, được kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức cấp xã thực hiện được dân chủ trong công tác cán bộ.

Giải pháp thực hiện chính sách thu hút người tài, sinh viên các trường đại học, số con em gia đình có công với cách mạng, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự về công tác học tập, rèn luyện ở cơ sở cũng rất quan trọng và góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền xã. Khi xét tuyển công chức xã, cần ưu tiên xét tuyển trước những người có trình độ Đại học loại khá trở lên và có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó trước, nếu còn chỉ tiêu tuyển dụng mới xét tuyển các đối tượng còn lại. Cán bộ, công chức cấp xã muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ không những có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải am hiểu về phong tục, tập quán, tình kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế hiện nay, một số cán bộ công chức không phải là người địa phương nên việc thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp xây dựng thôn, xóm tự quản cũng góp phần đổi mới được phương thức hoạt động của chính quyền xã. Với những thôn xóm có quy mô dân số nhất định sẽ góp phần cho một tổ chức đơn vị dân cư tự quản và ý thức văn hóa, pháp luật sẽ được thực hiện tốt hơn. Sự phân cấp các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành sản xuất phát triển kinh tế văn hóa xã hội ủng cố an ninh quốc phòng sẽ được bảo đảm hơn, giúp cho việc tổ chức quản lý của cơ quan chính quyền xã được thuận lợi và hiệu quả.

hành chính theo phương pháp công nghệ số để người dân thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ công, cơ quan chính quyền địa phương thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính công.

Tiếp tục xây dựng hương ước, làng văn hóa, ban đầu tư xây dựng cộng đồng theo hướng tiến bộ nhằm bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tư vấn, soạn thảo nghị quyết của HĐND xã tránh tư tưởng cục bộ, duy ý trí.

Tiểu kết chương 3

Xuất pháp từ những lý luận về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã cũng như thực trạng việc tổ chức và hoạt động chính quyền xã từ thực tiễn huyện Phúc Thọ. Tác giả đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở huyện Phúc Thọ nói riêng và chính quyền cấp cơ sở nói chung. Các phương hướng đưa ra bao gồm :

- Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng xã trên địa bàn.

- Tổ chức và hoạt động chính quyền xã gắn với cải cách hành chính - Tổ chức và hoạt động chính quyền xã hướng đến phục vụ người dân Bên cạnh đó tác giả đưa ra 4 giải pháp cụ thể và một số giải pháp khác nhằm hoàn bảo đảm tổ chức và hoạt động chính quyền xã bao gồm :

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phương - Năng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức xã

- Thu hút sự tham gia của Nhân dân vào tổ chức, hoạt động chính quyền xã

- Kiểm soát tổ chức và hoạt động chính quyền xã

Các giải pháp khác Giải pháp xây dựng thôn, xóm tự quản cũng góp phần đổi mới được phương thức hoạt động của chính quyền xã. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính theo hướng xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất theo phương pháp hướng trực tuyến, công nghệ số. Thành lập tổ hòa giải,

tổ hưu trí, tổ chữ thập đỏ...trên cơ sở sự tự nguyện của người dân để giúp cho chính quyền trong việc tập hợp quần chúng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới quần chúng một cách hiệu quả. Tiếp tục xây dựng các thiết chế dân chủ như : hương ước ban đầu tư xây dựng cộng đồng... giúp cơ quan chính quyền địa phương hoạt động thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

Sau 30 năm đổi mới với đường lối cải cách mở cửa đúng hướng và có những bước đi thích hợp trong những năm qua, đã đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khỏi cơn khủng hoảng, chính trị được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố vững chắc hơn. Cùng với việc đổi mới kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng đã rất coi trọng quyền dân chủ nhân dân, dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện nền dân chủ thực sự chỉ có cách xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, chính quyền cấp xã cần phải vững mạnh hơn cả, làm cho chính quyền càng gần gũi với quần chúng, phục vụ cho lợi ích của quần chúng, được quần chúng tin yêu, đồng thời phát huy được sự sáng tạo của quần chúng, thu hút ngày càng đông đảo quần chúng tham gia xây dựng chính quyền.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã về nguyên tắc phải xuất phát từ yêu cầu chung của cải cách bộ máy nhà nước, đồng thời phải tính đến những nét đặc trưng riêng của cơ sở, tạo ra một cơ chế thích hợp cho hoạt động quản lý các quá trình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là quá trình liên tục thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ pháp lý vững chắc.

Ngoài những kiến giải cụ thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở trên, xuất phát từ thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, luận văn có một số kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, góp phần xây dựng nền hành chính quốc gia thông suốt:

1. Nghiên cứu việc sửa đổi một số điều quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức đơn vị hành chính cấp cơ sở, về tổ chức HĐND và UBND của cấp này phù hợp với xu hướng phát triển và hòa nhập quốc tế.

2. Đẩy mạnh công việc cải cách nền hành chính nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, năng động, hoạt động thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả hướng vào phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người dân, huy động sức dân một cách hợp lý và chịu sự giám sát của nhân dân.

3. Cần phải thúc đẩy việc thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, nhất là kiểm kê, kiểm soát công việc của nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát do các cơ quan nhà nước thực hiện theo thẩm quyền là cần thiết, nhưng cần phối hợp chặt chẽ với thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhân dân.

4. Thực hiện công tác cải tiến về cơ chế chính sách đối với cán bộ cơ sở, góp phần tạo sự công bằng và có sự ổn định, tháo gỡ những bất cập về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1998), Thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày 06/7 hướng dẫ áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn.

2. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (2001), Hướng dẫn triển khai Quy chế dân

chủ ở cơ sở, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2002), Đổi mới tổ chức và hoạt động của

chính quyền xã trong tiến trình cải cách hành chính, NXB Chính Trị quốc

gia, Hà Nội.

4. UBND huyện Phúc Thọ, Báo cáo danh sách và tiền lương cán bộ, công chức cấp xã năm 2016 .

5. HĐND xã Hiệp Thuận, Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2016, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

6. HĐND xã Ngọc Tảo, Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2016, Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

7. HĐND xã Phúc Hòa, Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2016, Phương hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)