Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 95 - 97)

Việt Nam hiện nay đang diễn ra quá trình hội nhập quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội…, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đang diễn ra rất nhanh. Các quyền của con người, quyền cơ bản của công dân ngày càng được mở rộng và bảo đảm, người dân được tiếp cận nhiều tới các thiết chế dân chủ, nền dân trí của nhân dân ngày một nâng cao, tính chất quản lý các ngành, lĩnh vực ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học, bài bản.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ, do đó, xu thế áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước từ đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự tích hợp về mặt công nghệ đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các Bộ, ngành, địa phương mà trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương. Nếu cơ quan Nhà nước chậm đổi mới, vẫn thủ tục lạc hậu, giấy tờ rườm rà, sách nhiễu, sẽ trở thành rào cản cho đầu tư và phát triển. Vì vậy cán bộ công chức, viên chức các cấp, nhất là những người đứng đầu ở các sở, ngành, địa phương, cũng như phải thay đổi nhận thức từ cơ chế nền hành chính "mệnh lệnh", "xin-cho" sang nền hành chính "phục vụ"; coi người dân và doanh nghiệp thực sự là "đối tác", "khách hàng" trong cung cấp dịch vụ công.

Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với cán bộ, công chức xã cần phải có bản lĩnh chính trị, tư chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành tổng hợp trong hoạt động công vụ. Nếu cán bộ cấp trên cần phải chuyên sâu, thì cán bộ cấp xã lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết nhiều vấn đề rất khác nhau trực tiếp nảy sinh ở cơ sở, để hướng dẫn cho người dân thực hiện.

Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước cần đầu tư có hiệu quả cho hoạt động đào tạo cán bộ, công chức xã. Đặc biệt đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…là những đơn vị hành chính có tính đặc thù riêng đòi hỏi Nhà nước cần phải xây dựng cơ chế, chế độ, chính sách mang tính đặc thù cho từng vùng miền khác nhau để bảo đảm tính thích nghi, tính dân tộc và tính hiệu quả trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Cần xây dựng được hệ thống các chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã ở đô thị và nông thôn. Bởi do tính chất của hệ thống cơ quan chính quyền ở đô thị khác với hệ thống cơ quan chính quyền ở nông thôn về tính phức tạp trong quản lý, cũng như mặt bằng dân trí khác nhau. Vì vậy đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo cũng

cần những chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức lý luận chính trị và quản lý cũng khác nhau và đặc biệt cần có kỹ năng về cập nhật quá trình phát triển kinh tế, chính trị, kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Do vậy cần nghiên cứu đổi mới tiêu chuẩn các chức danh cán bộ xã, kể cả cơ chế điều chuyển cán bộ cấp huyện cho các cơ quan cấp xã và nghiên cứu đổi mới tại các cơ sở đào tạo cán bộ cấp cơ sở theo hướng đa chức năng hơn, coi trọng kỹ năng thực hành hơn nhằm nâng cao năng lực, tiến tới tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã . Tóm lại việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức xã cần phải kết hợp việc đào tạo theo ngạch công chức cấp xã có tính thực hành cao, có chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ theo hướng phục vụ.

Cần quy định rõ chế độ làm việc thủ trưởng của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tại Khoản 4 Điều 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định “UBND hoạt động theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm

của Chủ tịch UBND”. Như vậy nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể vẫn

được ưu tiên hơn so với chế độ làm việc thủ trưởng có đặc trưng là đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã. Thực tế cho thấy, UBND xã hoạt động theo chế độ tập thể phần nào thể hiện sự dân chủ hình thức, chậm trễ, đùn đẩy, không phát huy được hết vai trò chủ động và nâng cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có những quyết sách nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Vô hình trung, cơ chế này trở thành lực cản cho quá trình phát triển; vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan theo hướng thiết lập chế độ làm việc thủ trưởng của UBND xã (nghĩa là không có sự kết hợp bàn bạc tập thể). Chế độ thủ trưởng giúp xác định rõ chế độ trách nhiệm, đảm bảo chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong điều hành, quản lý của cơ quan hành chính ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)