Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 69 - 77)

phố Hà Nội

2.2.2.1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã các dự thảo nghị quyết

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015. Quan hệ giữa hai cơ quan này trên địa bàn các xã thuộc huyện Phúc Thọ nhìn chung tương đối tốt. Đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị của cơ quan nhà nước cấp trên. Nghiêm chỉnh chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách và giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương. HĐND xã có nhiều tiến bộ trong việc giám sát kiểm tra đối với UBND trong việc thi hành Nghị

quyết của hội đồng, góp ý kiến uốn nắn kịp thời trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Trên thực tế, để Hội đồng nhân dân xã có thể ban hành các văn bản, nghị quyết trước nhất là do Ủy ban nhân dân xã tham mưu, xây dựng và trình Hội đồng nhân dân xem xét và thông qua. Việc UBND xã có thể xây dựng, trình dự thảo nghị quyết lên HĐND là căn cứ vào các báo cáo phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, y tế giáo dục trên địa bàn xã.

HĐND xã mỗi năm họp 02 kỳ đồng nghĩa với việc thông qua hai kỳ họp này UBND xã đã xây dựng các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm và nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm sau. Ngoài ra, UBND xã còn xây dựng và trình HĐND xã các dự thảo nghị quyết khác như: dự thảo nghị quyết về an ninh quốc phòng, quản lý đất đai, quản lý thu – chi ngân sách, văn hóa xã hội, dân số, y tế và giáo dục...

2.2.2.2. Tổ chức quản lý nhà nước ở địa phương

Về hoạt động của UBND cấp xã với 02 chức năng chủ yếu là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở.

Trong một số báo cáo của UBND xã tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã thể hiện công tác phát triển kinh tế xã hội của huyện có nhiều thành tựu như:

Tính đến năm 2016, các mục tiêu cơ bản được đề ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất ước tính đạt 7.948 tỷ đồng, tăng 848 tỷ đồng cùng kỳ năm 2015. Đó là mức cao và thể hiện sản xuất của các xã trong huyện đã đạt hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1% đạt 101% kế hoạch ban đầu đặt ra. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 33,2 triệu đồng/năm, tương ứng mức chi tiêu cho tiêu dùng bình quân đầu người của dân cư toàn huyện. Giảm tỷ lệ hộ nghèo được 1.436 hộ, đạt 140% kế hoạch đề ra, không có hộ đói.[12]

Bảng 2.3. Cơ cấu ngành của huyện Phúc Thọ theo báo cáo thống kê của UBND các xã Lĩnh vực Năm 2013 Năm 2016 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng 3871,4 100 6327 100 Nông nghiệp 162,4 4,1 397 6,2 Công nghiệp 1450 37,4 2530 39,9 Dịch vụ 2259 58,3 3400 53,7

(Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê của Huyện)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu ngành của huyện Phúc Thọ theo

tổng hợp báo cáo của UBND xã

Nhìn vào biểu đồ và bảng biểu, ta có thể thấy sau 4 năm cơ cấu kinh tế từ việc tổng hợp báo cáo thống kê của UBND các xã đã có thay đổi theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng nông nghiệp trong giá trị giảm được 2,1%; trong khi đó tỷ trọng dịch vụ tăng vượt bậc 4,6%. Như vậy có nghĩa là mỗi năm khu vực phi nông nghiệp ngày càng tăng theo hướng phát triển dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các xã cần phải chú trọng phát triển ngành công nghiệp hơn nữa.

Bên cạnh đó, UBND các xã đã thực hiện tốt công tác tổ chức, kiện toàn,

Năm 2016

4.1

37.4

58.3

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Năm 2013

6.2

53 .7

sắp xếp và đảm bảo chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ. Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính; xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ theo tiêu chí hằng năm. Tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức, giáo viên theo kế hoạch. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, quản lý hoạt động tôn giáo, thanh niên và các hội.

Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã. Làm tốt công tác chứng thực, hộ tịch, hòa giải, trợ giúp pháp lý.

Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành cụ thể, sâu sát cơ sở, tăng cường giao ban với các cơ quan, đơn vị. Xây dựng, củng cố chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nâng cao trách nhiệm và năng lực tham mưu của các đội ngũ cán bộ tại từng xã. Xác định rõ trách nhiệm của từng chức danh quản lý và công chức khi thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc của UBND. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện trật tự, văn minh nông thôn.

Tổ chức triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp với các ban Đảng, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã để thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chú trọng công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, phát triển các sản phẩm theo hướng thương hiệu, nhãn hiệu, an toàn sinh học có thế mạnh tại các xã, quản lý sử dụng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo an toàn thực phẩm, thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, chăm lo chế độ chính sách xã hội.

Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả và tiến bộ đã đạt được, đang bộc lộ những mặt hạn chế, thiếu sót và bất hợp lý như sau:

- Việc bố trí sử dụng các cán bộ chuyên môn còn nhiều tùy tiện, chưa dựa trên những tiêu chuẩn, căn cứ khách quan, chưa thực sự xuất phát và đáp

ứng theo yêu cầu của nhiệm vụ. Do ranh giới công việc giữa ủy viên UBND với các chức danh chuyên môn chưa rõ, vai trò trách nhiệm của ủy viên UBND nói chung không được thể hiện cụ thể.

Đội ngũ cán bộ xã ngày càng đông. Nếu tính tất cả những người có quan hệ đến công việc của xã, thôn, được hưởng sinh hoạt phí hoặc các khoản phụ cấp do ngân sách chi trả thì bình quân 1 xã vào khoảng trên dưới 100 người, bao gồm cán bộ chủ chốt của Đảng, đoàn thể ở xã, đại biểu HĐND, thành viên UBND, các chức danh chuyên môn của UBND, trưởng xóm, công an viên, bí thư chi bộ xóm, giáo viên mầm non, cán bộ y tế, bưu tá, cán bộ khuyên nông, giao thông thủy lợi, văn hóa thông tin... Hiện nay xu hướng tăng thêm cán bộ xã được hưởng các khoản phụ cấp ngày càng phổ biến và đang là vấn đề đáng quan tâm.

- Hoạt động quản lý hành chính của UBND xã còn nhiều yếu kém tùy tiện, ở một số nơi còn có biểu hiện chưa thực sự dựa vào pháp luật mà còn nặng về tập quán, thói quen, tình cảm đạo đức... Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, thu chi ngân sách... còn nhiều lúng túng, tùy tiện; năng lực, tính chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao, chưa thực hiện tốt chức năng là cơ quan chấp hành của HĐND. Một số nơi UBND có xu hướng đẩy việc xuống cho trưởng xóm, thôn tự biến thành cấp trung giam, làm cho các trưởng xóm phải làm quá sức, quá nhiều việc vốn là của UBND xã (thu thuế, tuyên truyền pháp luật, văn hóa thông tin...).

2.2.2.3. Tổ chức thực hiện các nghị định, nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

Bước vào thực hiện nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao phó, UBND của 22 xã đã xây dựng Quy chế làm việc phân công trách nhiệm cho từng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, sự chỉ đạo quản lý về tổ chức của UBND và chịu trách nhiệm kết quả giải quyết công việc, thực thi nhiệm vụ

được giao trước UBND xã. Việc xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của UBND xã thực hiện nghiêm túc và quán triệt triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp nghiêm túc, hiệu quả. Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

Tổ chức tốt các buổi tiếp công dân, đồng thời chỉ đạo cho bộ phận tiếp công dân thực hiện tốt công tác xác minh, thu thập thông tin để giải quyết đơn thư của công dân kịp thời. Góp phần xây dựng lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và bộ máy Chính quyền.

UBND xã đã phối hợp và chỉ đạo cho các ban, ngành, Hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa mục đích của từng lĩnh vực và hoạt động của UBND theo Luật tổ chức HĐND và UBND (Nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương). Ngoài ra, công tác tuyên truyền còn được lồng ghép thông qua các buổi Hội nghị, giao ban hàng tháng, sinh hoạt trong cộng đồng dân cư và sinh hoạt trong chi bộ Đảng. Qua công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện, hầu hết cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã đã nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xây dựng bộ máy chính quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Việc ban hành các Quyết định hành chính

Hầu hết các văn bản đều được UBND xã ban hành đúng pháp luật, có tính khả thi cao, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển Kinh tế - Xã hội, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng kinh tế - xã hội xã ngày càng phát triển và phồn vinh.

cụ thể hóa và triển khai thực hiện đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động, đồng thời thực hiện có hiệu quả. Trong nhiệm kỳ qua, UBND xã đã tiếp nhận và xử lý 3.921 văn bản của thành phố, huyện và các sở, ban, ngành thuộc thành phố, huyện gửi đến, trên cơ sở đó UBND xã đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, các văn bản trên đã thể hiện sự chỉ đạo kịp thời phù hợp với pháp luật và tình hình thực tiễn ở địa phương, đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.

2.2.2.4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện.

Trong thời gian qua, UBND 22 xã trực thuộc huyện Phúc Thọ đã phát huy được vai trò là công cụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt từ khi triển khai Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã lề lối làm việc của UBND xã và tác phong làm việc của cán bộ chính quyền đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng dân chủ hóa, sát dân, sát thực tế, bước đầu khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu sách nhiễu dân của cán bộ cấp xã; trình độ mọi mặt của cán bộ được nâng lên một bước.

UBND xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã như về quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương như về: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi; về tiểu thủ công nghiệp; về giao thông; về thương mại dịch vụ; về văn hóa, giáo dục; về xã hội, đời sống; về quốc phòng; về thi hành pháp luật; về xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. Cụ thể như quyết định các biện pháp để phát triển hợp tác xã, liên minh các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật; quyết định chủ trương xây dựng nông thôn mới; Quyết định quy mô, hình thức huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa

phương trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện; Phê duyệt các dự án đầu tư các công trình công cộng, đường giao thông nông thôn, cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, các công trình thuỷ lợi nhỏ ở địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; Quyết định kế hoạch sử dụng quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương.

Hay nói cách khác, UBND xã tại huyện Phúc Thọ đã thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chỉ đạo của UBND huyện đề ra như: Phân bổ nguồn vốn kết dư ngân sách; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm của UBND huyện, thành phố, trung ương; thực hiện các nghị quyết nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2017, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước huyện năm 2016 và về Chương trình giám sát của HĐND huyện năm 2018; 04 nghị quyết chuyên đề (nghị quyết về phân bổ nguồn kết dư ngân sách huyện năm 2016; nghị quyết về hỗ trợ công an viên thôn trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2017 - 2021; nghị quyết phê duyệt danh mục các dự án khởi công mới giai đoạn 2018 – 2020 thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020; nghị quyết về việc đầu tư kinh phí thực hiện dự án đào đắp đường giao thông, thủy lợi nội đồng; kiên cố hóa kênh mương thủy lợi nội đồng; kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020) và 01 nghị quyết về nhân sự (nghị quyết về kiện toàn Ủy viên UBND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 – 2021); Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐND, ngày 03/7/2014 của HĐND huyện về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nội bộ đất nông nghiệp; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm theo Nghị quyết HĐND huyện và việc triển khai thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”; thực hiện tốt các Quy chế dân chủ trong thu, chi các khoản thu tự nguyện; công tác chăm sóc sức khỏe và phục vụ ăn, nghỉ bán trú cho trẻ các trường Mầm non năm học 2016 – 2017…..

trên giao phó về mọi mặt đã được UBND xã tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về cả chủ quan và khách quan khiến cho việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gặp khó khăn nhưng kết quả, hiệu quả công tác qua từng năm, từng nhiệm kỳ đã được nâng cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền xã từ thực tiễn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)