Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
- Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương bao gồm các tổ chức:
+ Vụ Chính sách là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác chính sách thuộc chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế.
+ Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác pháp chế của Tổng cục Thuế.
+ Vụ Dự toán thu thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác phân tích, dự báo, lập và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước.
+ Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.
+ Vụ Kê khai và Kế toán thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, kế toán thuế, thống kê thuế.
+ Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
+ Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác thanh tra – kiểm tra thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao của Tổng cục Thuế.
+ Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn.
+ Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân.
+ Vụ Hợp tác Quốc tế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về công tác đối ngoại của Tổng cục.
+ Vụ Kiểm tra nội bộ là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện công tác chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy chế của cơ quan; giải quyết các khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm của các tổ chức, đơn vị và các nhân thuộc Tổng cục Thuế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục Thuế.
+ Vụ Tài vụ - Quản trị là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong công tác tài vụ và quản trị thuộc chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Thuế.
+ Văn phòng là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong công tác hành chính, văn phòng và chi tiêu nội bộ của cơ quan Tổng cục Thuế.
+ Cục Công nghệ Thông tin là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xây dựng, triển khai, quản lý phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về thuế, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội bộ ngành và cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế.
+ Trường Nghiệp vụ Thuế là đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong hệ thống thuế; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực thuế cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tạp chí Thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, trao đổi các vấn đề về chính sách, chế độ pháp luật và nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và quản lý thuế, phí, lệ phí; thông tin các hoạt động của Tổng cục Thuế và các ngành có liên quan đến công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức nêu trên là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trừ Trường Nghiệp vụ Thuế và Tạp Chí Thuế là đơn vị sự nghiệp.
Các tổ chức hành chính của Tổng cục Thuế chỉ có 02 đơn vị được tổ chức cấp phòng đó là: Văn phòng được tổ chức 04 Phòng; Cục Công nghệ Thông tin được tổ chức 06 Phòng. Trong các phòng chức năng gồm Trưởng, Phó trưởng Phòng, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động thuộc từng phòng.
- Cơ quan Thuế ở địa phương:
+ Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp
tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.2. Tình hình chu9n bị các điều kiện để triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại Tổng cục Thuế
2.2.1. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại Tổng cục Thuế tại Tổng cục Thuế
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Hành chính Văn phòng nói chung và trong quản lý văn bản nói riêng, Tổng cục Thuế đã xây dựng mục tiêu hiện đại hóa công tác này bằng việc xây dựng đề án Hiện đại hóa công tác Hành chính Văn phòng giai đoạn 2010 - 2015. Đẩy mạnh hiện đại hóa bằng việc ứng dụng CNTT vào các quy trình nghiệp vụ cụ thể sử dụng ứng dụng tin học để quản lý văn bản. Mục tiêu đưa ra là nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế các cấp. Đổi mới các thủ tục về hành chính văn thư phù hợp với cải cách thủ tục hành chính thuế và lộ trình của CPĐT Việt Nam, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành Thuế đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp.
Xây dựng hệ thống Hành chính Văn phòng ngành Thuế văn minh hiện đại đáp ứng yêu cầu CCHC Thuế. Đẩy mạnh tin học hóa hoạt động Hành chính Văn phòng: Sửa đổi nâng cấp chương trình quản lý công văn, tờ trình tại cơ quan Tổng cục và Cục Thuế; xây dựng mới phần mềm văn thư lưu trữ; Tiếp tục triển khai tin học hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan, của ngành qua mạng tin học, giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng công văn giấy tờ.
Với mục tiêu của 2010-2015, Tổng cục Thuế đã triển khai xong chương trình quản lý văn bản cho Tổng cục Thuế và Cục Thuế các tỉnh thành phố. Đây cũng là bước đầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLVB của ngành Thuế.
Trong những năm gần đây khi mà Chính phủ quyết tâm thực hiện Chính phủ điện tử thì Tổng cục Thuế đã xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng nội dung mà Chính phủ đặt ra, mỗi công việc trong kế hoạch đều có mục tiêu cụ thể.
Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước; Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chỉnh phủ tại Quyết định này Bộ Tài chính ban hành QĐ số 1824/QĐ-BTC về việc triển khai Quyết định 28 nêu trên.
Tiếp đến Bộ Nội vụ ban hành thông tư số 01/2019/TT- BNV ngày 24/01/2019 quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý dữ liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức. Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
Trước hàng loạt các văn bản chỉ đạo của Chính Phủ và cơ quan chuyên môn về triển khai gửi nhận văn bản điện tử thì Tổng cục Thuế ban hành Thông báo số 444/TB-TCT về việc thông báo kế hoạch triển khai Quyết định 1824/QĐ-BTC, đó cũng chính là mục tiêu thực hiện trong việc ứng dụng CNTT trong thời kỳ này, nội dung như sau:
Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành: Xây dựng quy trình tiếp nhận xử lý văn bản điện tử của Tổng cục Thuế; Xây dựng lộ trình và quy trình ứng dụng chữ ký số; Lộ trình sử dụng văn bản điện tử thay văn bản giấy
trong điều hành xử lý công việc; Kết nối liên thông với trục liên thông văn bản ngành Tài chính; Định kỳ sao lưu văn bản điện tử và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện; Tổ chức triển khai phần mềm quản lý hồ sơ lưu trữ…
2.2.2. Xây dựng và ban hành các quy định về ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý văn bản
Căn cứ kế hoạch cải cách tổng thể nền HCNN, Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, sự quyết tâm này được thể hiện bằng hàng loạt các văn bản chỉ đạo hệ thống HCNN tuân thủ thực hiện:
Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống HCNN;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1072/QĐ-TTg ngày 28/8/2018 thành lập thành lập Ủy ban quốc gia về CPĐT trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, nhằm phát triển CPĐT hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, tạo thuận lợi cho việc phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam;
Bộ Nội vụ ban hành thông tư số 01/2019/TT- BNV ngày 24/01/2019 quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý dữ liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức. Thông tư số 02/2019/TT- BNV ngày 24/01/2019 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
Ngày 07/03/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1824/QĐ-BTC ngày 05/10/2018 của Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ- TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 456/QĐ-BTC ngày 28/3/2019 về việc ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý VBĐT tại Bộ Tài chính;
Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản:
Quyết định số 1538/QĐ-TCT ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý văn bản và điều hành (eDocTC) tại cơ quan Tổng cục Thuế.
Công văn số 3578/TCT-VP ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý văn bản điện tử thông qua hệ thống eDocTC.
Quyết định số 1539/QĐ-TCT ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý văn bản và điều hành (eDocTC) tại Cục Thuế và Chi cục Thuế.
Công văn số 3579/TCT-VP ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý văn bản điện tử thông qua hệ thống eDocTC cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế;
Tổng cục Thuế ban hành Thông báo số 444/TB-TCT ngày 05/11/2018 thông báo kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1824 của Bộ Tài chính.
2.2.3. Nhân sự quản lý văn bản
Mọi văn bản đi, đến của cơ quan Tổng cục Thuế đều tập trung tại Phòng Hành chính, Văn phòng Tổng cục Thuế. Công tác quản lý văn bản do Phòng Hành chính đảm nhận. Sau khi văn bản được luân chuyển xử lý đến các Vụ/đơn vị thì công chức của các Vụ đơn vị có trách nhiệm quản lý và bảo quản văn bản đúng quy định.
Phòng Hành chính thuộc Văn phòng Tổng cục Thuế có chức năng tham mưu giúp Chánh Văn phòng trong công tác Văn thư, lưu trữ, công tác hành chính văn phòng. Vì vậy, các hoạt động liên quan đến ứng dụng CNTT trong lĩnh vực này do Phòng Hành chính chịu trách nhiệm. Nhiệm vụ của Phòng Hành chính bao gồm các phần công việc như quản lý văn bản đi, quản lý văn bản đến, photocopy, in ấn, sao chụp tài liệu, quản lý văn bản, tài liệu đã đưa vào lưu trữ cơ quan, trong các nhiệm vụ đó thì nhiệm vụ chiếm phần khối lượng công việc lớn nhất của phòng là công tác quản lý văn bản.
Công tác quản lý văn bản cũng phải được thực hiện theo một nguyên tắc và trình tự nhất định, đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, công chức thực hiện công tác này cũng cần có trình độ về lĩnh vực này để quản lý tốt, hiệu quả văn bản của cơ quan.
Ngoài các cán bộ Phòng Hành chính có nhiệm vụ quản lý còn có các cán bộ của Cục Công nghệ thông tin của Tổng cục thuế có nhiệm vụ quản lý, sao lưu các thông tin dữ liệu về văn bản trên hệ thống quản lý văn bản, đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các hệ thống phần mềm của Tổng cục Thuế nói chung và phần mềm ứng dụng quản lý văn bản nói riêng.
Tổng cục Thuế không bố trí cán bộ tin học làm việc ở Văn phòng cũng như các đơn vị nghiệp vụ khác, trong quá trình hoạt động nếu ứng dụng CNTT vào quy trình nghiệp vụ nào thì Cục CNTT sẽ bố trí nhân sự theo lĩnh
vực triển khai tham gia phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ xây dựng, nâng cấp, triển khai ứng dụng.
Ngày nay, các Bộ, ngành đều thực hiện theo lộ trình của Chính phủ về thực hiện Chính phủ điện tử. Công tác quản lý văn bản lại là một trong những vấn đề cốt lõi để triển khai Chính phủ điện tử. Vì vậy, công tác quản lý văn