Chủ trương, định hướng và chiến lược phát triển công nghệ thông tin của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại tổng cục thuế (Trang 84 - 88)

thông tin của Tổng cục Thuế

Mục tiêu đến năm 2025, Tổng cục Thuế hoàn thành xây dựng Tài chính

điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng Tài chính số, những nhiệm vụ xây dựng

chiến lược, chính sách và tiêu chuẩn cho triển khai hệ thống CNTT là hết sức

quan trọng. Nhiệm vụ xây dựng kiến trúc hệ thống CNTT ngành Thuế phù hợp

với kiến trúc Chính phủđiện tửđược đặt lên hàng đầu, đảm bảo hệ thống CNTT

ngành Thuế phát triển phù hợp trong hệ sinh thái Tài chính số, chia sẻ dữ liệu và

trao đổi với các nền tảng số hóa đáp ứng toàn diện nhu cầu giao dịch tài chính

công, nhu cầu khai thác sử dụng thông tin số của Chính phủ, người dân, doanh

nghiệp và các tổ chức. Bên cạnh việc xây dựng cơ sở pháp lý, đẩy mạnh cải cách

hành chính, xây dựng hệ thống ứng dụng, công tác hiện tại hóa hạ tầng kỹ thuật

CNTT ngành Thuế, việc triển khai khác nội dung an toàn thông tin mạng cũng

được Tổng cục Thuế quan tâm.

Tổng cục Thuế xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

Ngành thuế đến năm 2025 là xây dựng và nâng cao hệ thống CNTT trong

công tác quản lý thuế, nhất là các hệ thống cung cấp dịch vụ công cho người

nộp thuế nhằm công khai minh bạch các hoạt động quản lý nhà nước trong

lĩnh vực thuế nói riêng và góp phần hoạt động nâng cao cho Ngành tài chính.

Song song với việc xây dựng hệ thống CNTT, Tổng cục Thuế cũng rà soát và

xác định khung pháp lý như: khung chính phủ điện tử cho ngành Thuế, các

văn bản pháp quy hướng dẫn các thủ tục, mẫu biểu đối với dịch vụ công do

ngành Thuế cung cấp, quy chế liên thông với các đơn vị trao đổi thông tin

trong và ngoài ngành Tài chính... Đây là những yếu tố quan trọng để triển

Căn cứ kế hoạch cải cách tổng thể nền HCNN, Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, sự quyết tâm này được thể hiện bằng hàng loạt các văn bản chỉ đạo hệ thống HCNN tuân thủ thực hiện: Nghị Quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;Quyết định số 28/2018/QĐ- TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống HCNN; Bộ Nội vụ ban hành thông tư số 01/2019/TT- BNV ngày 24/01/2019 quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý dữ liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức. Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1824/QĐ-BTC ngày 05/10/2018 của Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ- TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 456/QĐ-BTC ngày 28/3/2019 về việc ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý VBĐT tại Bộ Tài chính;

Thực hiện chỉ đạo của các cơ quan câp trên, Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản:

Quyết định số 1538/QĐ-TCT ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý văn bản và điều hành (eDocTC) tại cơ quan Tổng cục Thuế.

Công văn số 3578/TCT-VP ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý văn bản điện tử thông qua hệ thống eDocTC.

Quyết định số 1539/QĐ-TCT ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý văn bản và điều hành (eDocTC) tại Cục Thuế và Chi cục Thuế.

Công văn số 3579/TCT-VP ngày 10/8/2016 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý văn bản điện tử thông qua hệ thống eDocTC cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế;

Đặc biệt, kế hoạch triển khai, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản cũng như các quy định pháp lý để văn bản điện tử có giá trị như văn bản giấy Tổng cục Thuế ban hành Thông báo số 444/TB-TCT ngày 05/11/2018 thông báo kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1824 của Bộ Tài chính, để từ đó các đơn vị có kế hoạch thực hiện.

Hoàn thành triển khai Quyết định 1824/QĐ-BTC nêu trên là thực hiện thành công Văn phòng điện tử.

Chìa khoá quyết định vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân viên văn phòng là Văn phòng điện tử (VPĐT). Tổng cục Thuế cần sử dụng đồng bộ các phương tiện kỹ thuật hiện đại tự động hoá các trình tự và chức năng quản lý (xử lý văn bản, biên tập, lưu giữ và tìm kiếm, truyền thông tin theo các kênh điện tử trong nội bộ cơ quan và ra ngoài cơ quan, cung cấp thông tin cho cán bộ văn phòng chuẩn bị và ra quyết định v.v…) để làm thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý và xử lý công việc của Văn phòng truyền thống.

Văn phòng điện tử có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và xử lý các văn bản đến, văn bản đi, các hồ sơ công việc. Với hệ thống các báo cáo, thống kê về tình hình xử lý văn bản, hồ sơ công việc cụ thể cho từng đối tượng phòng ban và cá nhân các chuyên viên xử lý, VPĐT đóng vai trò như một hệ thống hỗ trợ ra quyết định, trợ giúp đắc lực trong việc quản lý và điều hành của Lãnh đạo. Ngoài ra, xây dựng hệ thống phải tích hợp với một số các tiện ích khác như lịch làm việc cơ quan, chức năng quản lý thông báo, quản lý tin nhắn nội bộ, quản lý tài liệu điện tử, kho văn bản pháp qui, trang web thông tin nội bộ, VPĐT tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công việc,

giảm bớt các chi phí về văn phòng phẩm, … ngoài ra khi xây dựng VPĐT phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:

- Đáp ứng toàn bộ các qui trình nghiệp vụ QLVB giấy tờ và hồ sơ công việc.

- Đáp ứng yêu cầu triển khai theo qui mô lớn, nhiều cấp độ xử lý khác nhau.

- Tiện lợi cho việc triển khai và sử dụng, dễ dàng cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống trong tương lai.

- Giao diện hệ thống được thiết kế khoa học, hợp lý và thân thiện với người sử dụng.

- Khả năng phân quyền sử dụng mềm dẻo, có thể phân quyền tới các chức năng và người dùng cụ thể.

- Khả năng bảo mật an toàn. Hỗ trợ chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, đảm bảo tính an toàn cao của hệ thống.

- Đáp ứng nhu cầu người dùng, đây là một sự đổi mới trong giao dịch văn phòng. Những yêu cầu trao đổi thông tin ngang cấp và từ cấp trên xuống cũng như trả lời nhanh thông tin đều có thể sử dụng với phần mềm này.

Với những tiện ích mà VPĐT đem lại, cơ quan Tổng cục Thuế sẽ phải hoàn thiện nâng cấp chương trình quản lý văn bản và điều hành; hoàn thiện chương trình gửi và nhận văn bản điện tử, và xây dựng quy chế quản lý văn bản điện tử của Tổng cục.

Hoàn thiện và nâng cao chương trình quản lý văn bản và điều hành sẽ tạo một môi trường làm việc thân thiện cho việc trao đổi thông tin giữa các nhân viên trong cơ quan. Mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng khai thác chương trình, và có thể chủ động đóng góp kinh nghiệm cũng như tri thức của mình trong quá trình làm việc. Nó giúp cho Lãnh đạo Tổng cục, cán bộ công chức kiểm soát được công việc một cách chặt chẽ, nhận công văn, đọc công văn, xử lý công văn quá hẹn, chuyển công văn, tra tìm công văn dễ dàng... từ đó giúp

tiết kiệm thời gian xử lý công việc, tăng năng suất lao động, giảm chi phí về nhân lực và thời gian thu thập số liệu thông tin. Ngoài ra, nó cũng tăng cường khả năng lãnh đạo của lãnh đạo cơ quan, hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả. Thông qua chương trình, lãnh đạo có thể kịp thời nắm bắt công việc và điều hành ở khắp mọi nơi, mang lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại tổng cục thuế (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)