Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại tổng cục thuế (Trang 109 - 116)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Bộ Tài chính

- Lựa chọn nền tảng công nghệ thích hợp, xây dựng mô hình khung để nâng cấp, thay thế chương trình quản lý văn bản và điều hành cho toàn ngành Tài chính.

- Ban hành văn bản hướng dẫn các Tổng cục điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật kết nối với trục liên thông văn bản ngành Tài chính để gửi nhận văn bản trên trục liên thông văn bản quốc gia.

- Cấp kinh phí để cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện nâng cấp chương trình QLVB và điều hành theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản về CNTT của Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền Thông.

- Hàng năm tổ chức đánh giá, xếp hạng, khen thưởng các cá nhân, đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng, phát triển CNTT vào công việc của Bộ Tài chính.

- Đưa nội dung triển khai Quyết định 28/2018/QĐ-TTg vào báo cáo giao ban hàng tháng, quý năm, qua đó nắm bắt tổng thể tình hình thực hiện văn bản điện tử và có hướng chỉ đạo các đơn vị quyết liệt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống, hướng tới văn phòng không giấy tờ đang là mục tiêu xây dựng và phát triển của Chính phủ Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy quy trình giải quyết công việc trong các cơ quan hành chính được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích tạo dựng môi trường trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, phục vụ các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan và giữa cơ quan với bên ngoài qua mạng máy tính; nâng cao khả năng giám sát, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Lãnh đạo được cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện công việc của cấp dưới làm cơ sở cho quản lý văn bản tại Tổng cục Thuế bước đầu đã có những kết quả đáng kể đó là: Tạo ra sự nhanh chóng, thuận lợi trong việc gửi tổ chức việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên, chính xác, kịp thời. Đồng thời nó còn góp phần nâng cao năng lực xử lý công việc của cán bộ công chức trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tạo phong cách làm việc khoa học, hiện đại, chính xác, nhanh chóng thông qua việc quản lý và theo dõi các công văn, tài liệu, chuẩn hóa quy trình xử lý công việc của lãnh đạo và các bộ phận trong cơ quan.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện văn bản, dễ dàng hơn trong tìm kiếm, tra cứu văn bản; chuyên viên có thể chủ động nghiên cứu, tạo hồ sơ sớm hơn trước đây và có thể kiểm soát tiến độ công việc của mình; Tạo thuận lợi cho lãnh đạo các đơn vị trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành đơn vị. Tất cả những điều trên giúp cho lãnh đạo, cán bộ, công chức của Tổng cục Thuế thực hiện tốt hơn nữa vai trò tham mưu của mình.

KẾT LUẬN

CNTT là công nghệ nền tảng của các ngành công nghệ cao, là công nghệ tích hợp nhiều công nghệ như công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm, công nghệ mạng… Ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng không nằm ngoài mục tiêu phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính, nhằm nâng cao năng suất lao động, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính và nhất là đem lại tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành công việc của cơ quan hành chính là để thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống, hướng tới văn phòng không giấy tờ và đang là mục tiêu quan trọng trong tiến trình xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Tổng cục Thuế là một trong số các cơ quan HCNN thực hiện đẩy nhanh ứng dụng CNTT vào quản lý, chỉ đạo điều hành, điều này cũng đóng góp nâng cao thứ bậc của Tổng cục Thuế trong tiến trình cải cách hành chính.

Có thể thấy quy trình giải quyết công việc của cơ quan Tổng cục Thuế được xây dựng trên cơ sở ứng dụng CNTT nhằm mục đích tạo dựng môi trường trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ, chuyên viên trong nội bộ cơ quan và giữa cơ quan với bên ngoài trên mạng máy tính; Nâng cao khả năng giám sát, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Lãnh đạo được cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện công việc của cấp dưới làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên, chính xác, kịp thời. Đồng thời nó còn góp phần nâng cao năng lực xử lý công việc của cán bộ công chức trong cơ quan quản lý HCNN, tạo phong cách làm việc khoa học, hiện đại, chính xác, nhanh chóng thông qua việc quản lý và theo dõi các công văn, tài liệu, văn bản đi, văn bản đến; Chuẩn hóa quy trình xử lý văn bản và xử lý công việc của lãnh đạo và các bộ phận trong cơ quan.

Qua nghiên cứu thực tế quản lý văn bản tại Tổng cục Thuế để thấy được những tồn tại trong ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý văn bản để thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương thức quản lý sao cho khoa học, tránh điện tử hóa nhưng lại thêm việc cho cán bộ thực hiện các khâu trong xử lý văn bản. Vì vậy, trước khi đưa ứng dụng CNTT vào xử lý, điều hành công việc trước tiên cần phải xây dựng quy trình nghiệp vụ chuẩn, cần cắt giảm bớt những khâu không cần thiết và đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 vào áp dụng để công việc được đi vào nề nếp, khoa học. Ngoài ra cần lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp để quản lý các quy trình nghiệp vụ trên máy tính sao cho hiệu quả, nhanh gọn, chính xác, không lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT, thực hiện tin học hóa công tác quản lý HCNN.

Luận văn cũng đã chỉ ra được tầm quan trọng của công tác quản lý văn bản tài liệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý, bảo đảm thông tin cho hoạt động quản lý và các hoạt động nghiệp vụ khác của Tổng cục Thuế. Bên cạnh đó luận văn đã phân tích được những ưu điểm, nhược điểm của chương trình ứng dụng cũng như những khó khăn và thuận lợi của việc triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản của Tổng cục Thuế và đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện chương trình ứng dụng CNTT trong quản lý văn bản tại Tổng cục Thuế.

Từ những kết quả đạt được như đã nêu trên, luận văn đã góp phần luận chứng được cơ sở khoa học của việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý văn bản hiện hành của Tổng cục Thuế. Thời gian gần đây Chính phủ đã quan tâm đến công tác tiếp nhận, luân chuyển, xử lý tài liệu điện tử trong các cơ quan nhà nước nhưng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách sau khi Chính phủ điện tử hoạt động ổn định./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2000), Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đ'y mnh ng dng và phát trin CNTT phc v công nghiphóa, hin đại hóa đất nước, Hà Nội.

2. Ban Từ điển NXB Khoa học & Kĩ thuật (2004), Từ đin Công ngh

thông tin - Đin t - Vin thông Anh - Vit, NXB Khoa học & Kĩ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đ'y mnh ng dng, phát trin CNTT đáp ng yêu cu phát trin bn vng và hi nhp quc tế, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 2156/QĐ-TCT ngày 15/11/2018

cơ cu t chc các V/đơn v và Văn phòng Tng cc Thuế, Hà Nội.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Báo cáo ng dng công ngh

thông tin 2016, Hà Nội.

6. Bộ thông tin và truyền thông (2015), Văn bản số 1187/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 v vic ban hành Khung kiến trúc Chính phủ đin t Vit Nam, Hà Nội.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông (2016), Báo cáo tng kết 10 năm thc hin Lut công ngh thông tin, Hà Nội.

8. Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Báo cáo kết quđánh giá

ng dng CNTT trong hot động ca các cơ quan HCNN giai đon 2011- 2015, Hà Nội.

9. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 v phát trin công ngh thông tin nước ta trong nhng năm 90, Hà Nội.

10. Chính phủ (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004

v công tác Văn thư, Hà Nội.

11. Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007

về Ứng dng công ngh thông tin trong hot động ca cơ quan nhà nước, Hà Nội.

12. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 v ban hành Chương trình tng th ci cách hành chính nhà nước giai đon 2011- 2020, Hà Nội.

13. Chính phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 Quy định v vic cung cp thông tin và dch v công trc tuyến trên trang thông tin đin t hoc cng thông tin đin t ca cơ quan nhà nước, Hà Nội.

14. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 v

Chính phủđin tử, Hà Nội.

15. Chính phủ (2018), Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018

v vic gi nhn văn bn đin t gia các cơ quan trong h thng hành chính Nhà nước, Hà Nội.

16. Cục VTLTNN (2005), Ths. Nguyễn Trọng Biên (chủ nhiệm): Nghiên cứu ứng dụng ISO 9000 vào công tác Văn thư tại các cơ quan Nhà nước. Hà Nội.

17. Dương Văn Khảm, Lê Văn Năng (1995). Tin hc hoá công tác văn thư,lưu tr và thư vin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Dương Thị Hoa (2017), Qun lý nhà nước trong công tác văn thư, lưu tr ti Văn phòng Tng cc Thuế trung ương, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

19. Học viện Hành Chính Quốc gia (2009), PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh,

Qun lý văn bn đin t trong cơ quan nhà nước hin nay, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

20. Học viện Hành Chính Quốc gia (2009), PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân, Tài liu bài ging môn Đánh giá và t chc s dng văn bn qun lý, Hà Nội.

21. Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Hành chính nhà nước và công ngh hành chính, tài liệu luyện thi dành cho hệ đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp,Nxb Chính trị - Hành chính.

22. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hậu (2014), Hi đáp v công tác văn thư, lp h sơ và lưu trữ, Nxb Chính trị Quốc gia.

23. Nguyễn Khắc Khoa (2000), Qun lý thông tin và Công ngh thông tin, Dự án công nghệ thông tin Việt Nam – Canada, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Thâm (2001), Son tho và x lý văn bn qun lý nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia.

25. Phạm Phương Linh (2015), Qun lý văn bn trên môi trường mng ti Văn phòng Quc hi giai đon 2012-2015, tm nhìn 2020, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.

26. Tạ Tuyết Nhung (2015), ứng dng công ngh thông tin trong qun lý văn bn đến ti văn phòng chính phủ, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.

27. Quốc Hội khóa 11 (2006), Luật số 67/2006/QH11 v Lut Công ngh thông tin, Hà Nội.

28. Quốc Hội khóa 11 (2005), Luật số 51/2005/QH11 v Lut Giao dch đin tử, Hà Nội.

29. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu t chc ca Tng cc Thuế thuc B Tài chính, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 v vic phê duyt Chương trình quc gia về ứng dng CNTT trong hot động ca cơ quan nhà nước giai đon 2016 – 2020, Hà Nội.

31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính ph phê duyt Chương trình quc gia về ứng dng công ngh thông tin trong hot động ca cơ quan nhà nước giai đon 2011-2015, Hà Ni.

32.Tổng cục Thuế (2016), Quyết định số 1538/QĐ-TCT ngày

10/8/2016 của Tổng cục Thuế ban hành quy trình tiếp nhn và qun lý văn

bn, Hà Nội.

33. Từ Thị Kim Ngân (2018), Ứng dng công ngh thông tin trong qun lý văn bn ti B Kế hoch và Đầu tư, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản tại tổng cục thuế (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)