Nâng cao chất lƣợng thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 83)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông

thông tin phục vụ phân tích BCTC DN

Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động phân tích BCTC nói riêng. Có thể khẳng định thông tin là nguồn lực, là cơ sở để có đƣợc kết quả thẩm định tốt, có thể tránh đƣợc những rủi ro đáng tiếc xảy ra do thiếu thông tin. Do đó, TPBank – CN Đà Nẵng cần phải tăng cƣờng các nguồn thông tin, đồng thời nâng cao chất lƣợng thông tin bằng cách hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động phân tích và thẩm định một cách hiệu quả hơn.

Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trƣớc hết TPBank – CN Đà Nẵng cần ban hành một quy chế thu thập thông tin định kỳ cho các phòng ban. Những thông tin cần thiết liên quan đến BCTC phải đƣợc cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ. Hiện nay TPBank – CN Đà Nẵng đã đƣợc trang bị máy tính khá hiện đại và đƣợc kết nối mạng Internet cho các phòng ban, rất thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, CN nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lƣới máy tính của NHNN, của các ngân

hàng thƣơng mại khác, của các trung tâm thông tin trong nƣớc và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu mà CN có thể khai thác.

Hiện tại, TPBank – CN Đà Nẵng cùng các chi nhánh khác trên toàn hệ thống cùng hợp tác với Khối quản trị rủi ro của ngân hàng đang xây dựng dự án tiến hành thu thập và lƣu trữ thông tin cụ thể về tình hình ở khu vực, địa bàn hoạt động của toàn bộ hệ thống TPBank. Một mặt, thông tin đƣợc phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực. Mặt khác, thông tin cũng đƣợc tổng hợp theo hƣớng bao gồm ba nội dung chủ yếu: Thông tin về tình hình kinh tế xã hội; Thông tin về tài chính ngân hàng và thông tin về thị trƣờng giá cả.

Đối với thông tin về thị trƣờng đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì CBTD phải tiến hành nghiên cứu kỹ lƣỡng. CBTD cần phải thu thập thông tin, nghiên cứu về kênh phân phối sẵn có của DN và các kênh mới có thể đƣa ra thị trƣờng. Bên cạnh đó, CBTD cần phải tiến hành phân tích thị trƣờng đầu vào để xem xét sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu thị trƣờng không, có đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng hay không, sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, yếu tố đầu vào có đƣợc cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của dự án hay không? Không những thế cần phải tiến hành công tác dự báo xem thị phần của dự án trong tƣơng lai là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh là nhƣ thế nào…

Hơn nữa để có những thông tin chính xác hơn về tình hình tài chính của DN, CBTD có thể khai thác thông tin từ một cơ quan khác, đó là cơ quan thuế. Đây là cơ quan nhà nƣớc trực tiếp theo dõi tình hình tài chính DN, CBTD có thể tham khảo thêm nguồn thông tin từ kênh này.

Ngoài ra, CN có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của DN để nắm đƣợc tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc

cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các BCTC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)