7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.2. Những hạn chế trong phân tích BCTC
Hạn chế về số liệu phân tích
Nguồn thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong phân tích BCTC DN chƣa đƣợc thực hiện một cách tỷ mỉ, do đó, tính chính xác của các số liệu chƣa cao. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác phân tích.
Nguồn thông tin thu thập ngoài nguồn do khách hàng cung cấp còn hạn chế. CBTD chủ yếu thực hiện phân tích dựa trên các BCTC đƣợc khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, một số DN cũng có động thái sửa đổi một số chỉ tiêu trên BCTC để che giấu tình hình tài chính thực sự của DN mình. Nguồn thông tin bên ngoài không phải do khách hàng cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong những tình huống này, nhƣng việc tiếp cận những nguồn thông tin này lại rất hạn chế.
Hạn chế về nội dung phƣơng pháp phân tích
- Về phƣơng pháp phân tích
Cần có sự kết hợp hai hay nhiều phƣơng pháp phân tích để có thể xác định ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính cần xem xét. Tuy nhiên, công tác phân tích BCTC tại TPBank – CN Đà Nẵng chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh. CN thực hiện phân tích cơ cấu, tỷ trọng và một số chỉ tiêu tài chính trong phân tích còn khá đơn giản. Bên cạnh đó, CN cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về các chỉ số tài chính chuẩn cho từng ngành nghề hoạt động của khách hàng. Do đó, kết quả phân tích còn mang nhiều tính chủ quan của CBTD.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp so sánh chỉ đƣợc thực hiện khi so sánh số liệu giữa các năm tài chính, chƣa có sự so sánh với các tiêu chí của các DN tiêu biểu trong ngành hoạt động. Điều này khiến CN không đánh giá chính xác đƣợc vị trí của khách hàng so với những DN khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Việc so sánh nếu có cũng chỉ ở mức độ đơn giản nhƣ quy mô, sự thay đổi.
- Về nội dung phân tích
Thứ nhất, về đánh giá khái quát tình hình tài chính: Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN sẽ giúp ngân hàng có những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của DN. Có đánh giá chính xác thực trạng tài chính và an ninh tài chính của DN trên tất cả các mặt mới giúp ngân hàng đƣa ra các quyết định hiệu quả. Qua đó, nắm đƣợc mức độ độc lập về mặt tài chính, về an ninh tài chính cũng nhƣ những khó khăn mà DN đang phải đƣơng đầu, để từ đó đƣa ra quyết định cho vay hay không. Tuy nhiên, tại TPBank – CN Đà Nẵng thƣờng chỉ quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của DN thể hiện trên BCTC nên nội dung này thƣờng chỉ đƣợc phân tích sơ sài.
Thứ hai, về phân tích cấu tr c tài chính: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn chỉ đƣợc liệt kê tính toán mà chƣa đi sâu phân tích những nguyên nhân và ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đó đến hoạt động của DN. Cấu trúc tài chính xem xét theo khía cạnh này chƣa phản ánh đƣợc mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của DN. Do đó, cần xem xét theo nghĩa rộng hơn; tức là xem xét cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn; bởi vì, cơ cấu tài sản phản ánh hình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh chính sách huy động vốn của DN. Chính sách huy động vốn, sử dụng vốn của DN, một mặt phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh; mặt khác, quan trọng hơn, chính sách huy động vốn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính của DN. Từ đó, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro kinh doanh của DN.
Thứ ba, về phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: khi xem xét khả năng thanh toán, TPBank – CN Đà Nẵng chỉ dừng ở việc phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà bỏ qua chỉ tiêu quan trọng là khả năng thanh toán nợ dài hạn. Đây sẽ là một thiếu sót lớn khi đánh giá khả năng thanh toán chung của m i khách hàng. Mặc dù TPBank – CN Đà Nẵng quan tâm hơn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của khách hàng, nhƣng nếu khả năng thanh toán dài hạn không đáp ứng đƣợc cũng gây rủi ro tổn thất cho CN trong dài hạn. Nếu không phân tích, CBTD sẽ không thấy đƣợc rủi ro này. Khi các hệ số khác đáp ứng đƣợc, CN sẽ giải ngân và không lƣờng tới kết quả của việc đầu tƣ dài hạn là gì.
Thứ tư, về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện còn thiếu tính toàn diện, chỉ có thể nhận biết đƣợc sự biến động của tình hình tài chính khách hàng vay vốn mà không thể chỉ ra nguyên nhân của sự biến động đó đúng theo bản chất kinh tế của nó. Các chỉ tiêu đƣợc phân tích một cách rời rạc, m i chỉ tiêu cho nhận xét về một nội dung mà chƣa xâu chu i đƣợc các vấn đề phân tích. Từ đó, khó có thể đƣa
ra biện pháp khắc phục hiệu quả để tƣ vấn cho khách hàng. Việc xem xét các chỉ tiêu vừa thiếu lại rời rạc nhƣ vậy sẽ khiến cho thông tin phân tích không đƣợc bao quát, toàn diện để thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài chính của khách hàng.