7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Thẩm định tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm thẩm định tín dụng
Để cung cấp một khoản cho vay đến với khách hàng, ngân hàng phải thực hiện theo quy trình đã quy định, trong đó thẩm định là một khâu cuối cùng của giai đoạn phân tích trƣớc khi cấp tín dụng. Đây là khâu có tính chất quyết định đến chất lƣợng của một khoản cho vay. Từ đó đƣa ra các phán quyết về mức độ hiệu quả của phƣơng án xin vay và rủi ro của phƣơng án đó để quyết định có cho vay hay không.
Nhƣ vậy “Thẩm định tín dụng ngân hàng là việc xem xét, đánh giá bộ hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, tính hiệu quả của phƣơng án xin vay trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cho vay, nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí vốn đầu tƣ để đƣa ra kết luận về hiệu quả và mức độ rủi ro của phƣơng án phục vụ cho quyết định cho vay của ngân hàng”.
b. Ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng
Việc thiết lập và không những nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng với các hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể:
Thẩm định tín dụng góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Trong quan hệ tín dụng, vấn đề cơ bản mà các ngân hàng luôn quan tâm để đƣa ra một quyết định cho vay là hiệu quả và an toàn vốn cho ngân hàng. Trên thực tế, có rất nhiều phƣơng án kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ cần số lƣợng vốn lớn và thời gian thực hiện dài, do đó quyết định có cho vay hay không sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải một đề xuất kinh doanh nào của DN cũng đƣợc ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn. Ngân hàng chỉ đồng ý cho vay với những phƣơng án kinh doanh khả thi, đem lại hiệu quả cao và có thể sinh lời. Khi lập hồ sơ vay
phồng và dẫn đến ƣớc lƣợng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của phƣơng án kinh doanh hay dự án đầu tƣ. Vì vậy, thẩm định tín dụng sẽ giúp cho các CBTD nhìn nhận đúng thực chất của Bảng kế hoạch kinh doanh, từ đó đƣa ra những quyết định đúng đắn: đồng ý cho vay những dự án kinh doanh có hiệu quả và từ chối cho vay những dự án không khả thi. Ngoài ra, thẩm định tín dụng còn có vai trò quan trọng hơn, đó là chức năng "phòng ngừa rủi ro" thông qua các hoạt động nhận biết và đánh giá tình hình tài chính của DN. Ngân hàng tìm hiểu về khách hàng để xác định chính xác thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó ảnh hƣởng lớn tới việc ra quyết định cho vay hay không cho vay.
Thẩm định tín dụng tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với vốn vay, đồng thời làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Hiện nay, vấn đề thiếu vốn đầu tƣ đang rất phổ biến ở các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ, hoặc các DN vừa mới thành lập, điều kiện phát triển SXKD còn hạn chế, thị phần nhỏ. Với nguồn vốn hạn hẹp, để đầu tƣ SXKD quả là một bài toán khó cho những DN này. Do đó, công tác thẩm định tín dụng sẽ giúp cho các DN nhận biết đƣợc dự án đầu tƣ mình đƣa ra có thực sự hợp lý và đem lại hiệu quả cao nhƣ dự kiến hay không, đồng thời có cơ hội nhận đƣợc những khoản h trợ tài chính từ phía ngân hàng nếu phƣơng án kinh doanh đó là khả thi.
Bên cạnh đó, việc cấp tín dụng cho DN cũng đem lại cho ngân hàng một khoản lợi nhuận không nhỏ, đó là tiền lãi trên số vốn đã cho vay.
Thẩm định tín dụng giúp cho các ngân hàng đánh giá chính xác sự cần thiết và hợp lý của các phƣơng án kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ của DN trên mọi phƣơng diện
Một dự án kinh doanh của DN đƣa ra không chỉ đòi hỏi hiệu quả về mặt kinh tế mà nó còn phải đảm bảo cả hiệu quả về mặt xã hội nhƣ giải quyết
công ăn việc làm cho ngƣời lao động, tăng khả năng cạnh tranh và đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Do đó, việc thẩm định tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng xem xét và đánh giá đƣợc tính chất của từng đề xuất kinh doanh trên các mặt: mục tiêu, quy mô và hiệu quả. Không những vậy, thông qua việc đánh giá đối tƣợng cần đầu tƣ, các ngân hàng sẽ có điều kiện nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan tình hình hoạt động SXKD của DN trong quá khứ, hiện tại và xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai, từ đó có phƣơng án giải quyết thích hợp, tránh rủi ro tín dụng có thể xảy ra và đảm bảo cung cấp vốn cho các DN có phƣơng án kinh doanh tốt. Có thể nói, qua những tác dụng tích cực của thẩm định tín dụng nêu trên, chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một công việc hết sức quan trọng và khó khăn. Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này, nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.