7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN
Cơ cấu và sự biến động của tài sản
Qua xem xét cơ cấu tài sản, có thể đánh giá việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của DN hay không. Ngoài ra, để nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến biến động về cơ cấu tài sản, CBTD còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và tƣơng đối) trên tổng tài sản cũng nhƣ theo từng loại tài sản. Việc đánh giá còn phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Trong điều kiện cho phép có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của DN qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.
Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
(giữa cuối kỳ so với đầu năm, giữa năm này so với năm khác,...) là một trong những chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá khái quát khả năng tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn của DN. Tuy nhiên, do vốn của DN tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên sự biến động của tổng số nguồn vốn theo thời gian cũng chƣa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức và huy động vốn của DN đƣợc. Vì thế, bên cạnh chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn”, cán bộ phân tích cần kết hợp sử dụng chỉ tiêu “Nợ phải trả” và chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”.
Đánh giá tình hình huy động vốn của DN, sử dụng phƣơng pháp so sánh. Qua việc so sánh sự biến động của tổng số nguồn vốn theo thời gian, CBTD sẽ đánh giá đƣợc tình hình tạo lập và huy động vốn về quy mô; còn so sánh sự biến động của cơ cấu nguồn vốn sẽ đánh giá đƣợc tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động và tổ chức nguồn vốn cũng nhƣ xu hƣớng biến động của cơ cấu vốn huy động.
Bên cạnh đó còn phải xác định ảnh hƣởng của Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đến sự biến động của tổng nguồn vốn. Sự tăng hay giảm của Vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến sự tăng hay giảm tƣơng ứng của tổng nguồn vốn, phản ánh tình hình tài trợ tài sản bằng vốn của DN trong kỳ. Tƣơng tự, sự tăng hay giảm của nợ phải trả dẫn đến sự tăng hay giảm tƣơng ứng của tổng nguồn vốn, phản ánh tình hình tài trợ tài sản bằng vay DN trong kỳ. Việc tăng Vốn chủ sở hữu về quy mô sẽ tăng cƣờng đƣợc mức độ tự chủ về mặt tài chính của DN. Đối với nợ phải trả, nếu nợ phải trả gia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm và ngƣợc lại.
Đánh giá tình hình công nợ
Công nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ DN vào thời điểm lập báo cáo. Các khoản này sẽ đƣợc trả trong thời hạn ngắn và đƣợc coi là tài sản của DN bao gồm: khoản phải thu
khách hàng, trả trƣớc ngƣời bán, thuế VAT đƣợc khấu trừ, phải thu nội bộ, tạm ứng, chi phí trả trƣớc, tài sản thiếu chờ xử lý.
Đánh giá tình hình công nợ phải thu đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu: vòng luân chuyển các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân.
Công nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động SXKD mà DN phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định và đƣợc coi là nguồn vốn của DN, bao gồm: Nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán. Nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền DN vay của ngân hàng hay vay các đối tƣợng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà DN tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thời gian chƣa đến hạn trả tiền cho chủ nợ nhƣ: Tiền thuế phải nộp cho nhà nƣớc, tiền mua hàng, tiền lƣơng và các khoản phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ
Đánh giá doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động kinh doanh
Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQKD có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tăng giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí tài chính, thu nhập khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, đánh giá xu hƣớng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau.
Qua BCKQKD, cần phân tích theo các nội dung sau: phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trƣớc hoặc thực hiện với kỳ kế hoạch cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối. Khi đó cho biết đƣợc sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hƣởng tới lợi nhuận của DN. Đồng thời, so sánh độ tăng, giảm của các chỉ tiêu trên BCKQKD để biết đƣợc mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích còn xác định các nhân tố ảnh hƣởng các nguyên nhân
khách quan và chủ quan tác động tới kết quả kinh doanh của DN.