7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin trong phân tích BCTC DN
Để tiến hành phân tích BCTC khách hàng, chất lƣợng của nguồn thông tin giữ vai trò mấu chốt và quan trọng đối với CBTD. Một nguồn thông tin tốt, chính xác, trung thực là cơ sở để đảm bảo chất lƣợng của kết quả phân tích. Tuy nhiên, thực tế tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và TPBank – CN Đà Nẵng nói riêng, thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có khi không hoàn toàn chính xác. Do đó, ngân hàng cần tiến hành kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà khách hàng cung cấp.
Biện pháp hiện nay đang đƣợc áp dụng tại các ngân hàng là CBTD trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thăm quan nhà xƣởng, nơi làm việc của khách hàng để xem xét tình hình hoạt động thực tế. Từ đó, CBTD có những nhận xét về tính trung thực của tài liệu mà khách hàng cung cấp. Nếu thấy có nghi ngờ gì, có thể yêu cầu khách hàng giải trình và sửa lại cho đúng. Biện pháp này tuy tốn kém về thời gian và công sức nhƣng mang lại hiệu quả lớn, giúp CBTD có đƣợc những đánh giá chính xác về tiềm lực tài chính của khách hàng. Ngoài ra, có thể sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ:
Một là: CBTD phải kiểm tra các BCTC của khách hàng cung cấp. Kiểm tra BCTC là công việc cần thiết đầu tiên để bảo đảm tính tin cậy cho BCTC. Việc kiểm tra số liệu trên BCTC nhằm tìm ra những sai sót, vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý kinh tế - tài chính. Qua đó, phát hiện các hành vi tham ô, biển thủ, che giấu doanh thu, trốn lậu thuế,... vì các mục đích không chính đáng.
Tuy nhiên, kiểm tra BCTC là công việc khó khăn và phức tạp. Do đó, về nguyên tắc, tùy theo khả năng, yêu cầu và điều kiện cụ thể có thể tiến hành kiểm tra từ khái quát đến cụ thể, từ giản đơn đến phức tạp. Nói chung, trình tự kiểm tra BCTC có thể thực hiện theo các bƣớc sau đây:
Bước 1. Kiểm tra khái quát:
Kiểm tra khái quát có thể tiến hành theo phƣơng pháp nhận thức chủ quan và phƣơng pháp kiểm tra logic.
Nhận thức chủ quan là phƣơng pháp kiểm tra nhanh thông qua nhãn quan thực tế nhằm phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý, những chi tiết khả nghi của BCTC. Phƣơng pháp này đỏi hỏi ngƣời kiểm tra phải có độ nhạy, có kinh nghiệm và sự hiểu biết thực tế về tình hình của DN cũng nhƣ số liệu trong BCTC trƣớc đó và nội dung phản ánh của từng chỉ tiêu.
Kiểm tra logic là phƣơng pháp kiểm tra mang tính tổng quát nhƣng khá cụ thể và chắn chắn, có căn cứ hơn so với nhận thức chủ quan. Thực chất của phƣơng pháp này là thông qua tính cân đối và các mối quan hệ mật thiết giữa các khoản, các mục, các chỉ tiêu trong m i BCTC cũng nhƣ mối quan hệ giữa các BCTC với nhau.
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật lập bảng:
Kỹ thuật lập bảng là một trong hai yếu tố rất cơ bản, quyết định tính chuẩn xác của các BCTC. Bởi vậy, kiểm tra kỹ thuật lập bảng là bƣớc quan trọng trong nội dung và quá trình kiểm tra. Thực chất của bƣớc này là so sánh, đối chiếu số liệu của các chỉ tiêu phản ánh trong các BCTC với số dƣ các tài khoản tƣơng ứng đƣợc thể hiện trong sổ Cái hoặc sổ chi tiết hoặc là số liệu giữa các BCTC với nhau.
Bước 3. Kiểm tra tính chính xác của số liệu:
Kiểm tra tính chính xác của nguồn số liệu phản ánh thực trạng của quá trình SXKD là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Để kiểm tra BCTC, thƣờng sử dụng các phƣơng pháp nghiệp vụ - kỹ thuật:
-Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn một số mục, khoản mục đặc trƣng để kiểm tra. Phƣơng pháp này giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, khoanh vùng đƣợc
sai phạm. Số lƣợng mẫu chọn để kiểm tra đƣợc xác định theo các phƣơng pháp thông dụng.
-Phƣơng pháp dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn: các dấu hiệu khả nghi phát sinh từ các tình trạng hoặc nghiệp vụ không bình thƣờng. Từ các dấu hiệu chỉ dẫn, ngƣời kiểm tra sẽ định hƣớng việc kiểm tra, tiến hành phân tích và tìm ra nguyên nhân sai sót. Các dấu hiệu thƣờng có dƣới các dạng sau:
+ Số dƣ của một số chỉ tiêu (mục, khoản mục,...) không thay đổi trong suốt một thời gian dài.
+ Số dƣ Nợ tài khoản 131 “Phải thu khách hàng” gia tăng nhƣng lƣợng hàng bán ra không thay đổi.
+ Số dƣ quá vô lý hay bất thƣờng của một tài khoản.
-Phƣơng pháp kiểm tra hiện vật: sử dụng các kỹ thuật cân, đong, đo, đếm các loại vật tƣ, hàng hóa, tiền mặt, chứng khoán,... nhằm xem xét sự phù hợp giữa sổ sách và thực tế. Do khối lƣợng công việc lớn nên khi kiểm tra cần tiến hành chọn mẫu bằng cách dựa vào một tiêu thức nào đó hoặc dựa vào dấu hiệu chỉ dẫn nhằm đỡ tốn thời gian và công sức.
Hai là: Ngân hàng có thể yêu cầu các DN trƣớc khi gửi các BCTC để xin vay vốn, thực hiện thuê các công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán BCTC. Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho CBTD giảm thời gian, công sức nhƣng kết quả phân tích sẽ bảo đảm chính xác hơn. Tuy nhiên, biện pháp này khó áp dụng đối với mọi DN ở nƣớc ta hiện nay do hệ thống kiểm toán ở Việt Nam chƣa phát triển, chi phí kiểm toán lại lớn và thêm nữa là Nhà nƣớc chƣa có một chính sách cụ thể đối với việc yêu cầu các DN phải tiến hành kiểm toán BCTC.
Ba là: CBTD trực tiếp đến cơ sở hoạt động của DN để tìm hiểu thực chất hoạt động kinh doanh của DN, từ đó phát hiện những điều mâu thuẫn với thông tin DN cung cấp trƣớc đó.
Bốn là: Nâng cao chất lƣợng nguồn thông tin ngoài DN thông qua việc sử dụng kết hợp các nguồn thông tin đa dạng, nhƣ thông tin về ngành, thông tin đối tác, nhà cung cấp nguyên vật liệu, TCTD khác, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, nguồn thông tin từ internet, báo chí, truyền hình... Nguồn thông tin CIC là đáng tin cậy do đó việc tiến hành tra cứu thƣờng xuyên là rất cần thiết.
Năm là: Thu thập các chỉ số trung bình ngành từ các Báo cáo của Chính phủ, các Bộ, Tổ chức phi chính phủ… làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu.