Phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Phƣơng pháp phân tích

a. Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích BCTC, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng bằng cách so sánh ngang, so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng BCTC; còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

- Xác định gốc so sánh: việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích. Gốc so sánh thƣờng đƣợc xác định về mặt thời gian và không gian. Về mặt thời gian, có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trƣớc, cùng kỳ này năm trƣớc hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng, ngày) cụ thể... Về mặt không gian có thể lựa chọn các bộ phận của tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tƣơng đƣơng.

Để đảm bảo tính chất so sánh đƣợc của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:

+ Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. + Phải đảm bảo sự thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu.

+ Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Khi so sánh mức đạt đƣợc trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, nhƣ: cùng phƣơng hƣớng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.

Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ trƣớc,...

Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Nội dung so sánh gồm:

- So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ trƣớc nhằm xác định xu hƣớng biến động về tình hình hoạt động của DN. Đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của các hoạt động của DN.

- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong các mặt hoạt động của DN.

- So sánh giữa số liệu của DN với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của DN khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động SXKD của DN tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp rất quan trọng. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân

tích nào của DN. Trong phân tích BCTC của DN, nó đƣợc sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.

b. Phương pháp phân tích nhân tố

Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của DN thông qua việc phân tích chỉ tiêu tổng hợp và các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu ấy.

Xác định mức độ ảnh hƣởng lần lƣợt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và đƣợc thực hiện bằng cách: khi xác định ảnh hƣởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác.

Các nhân tố có thể làm tăng, giảm chỉ tiêu phân tích. Nó có thể là nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lƣợng, nhân tố chất lƣợng, có thể là nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực...

Việc nhận thức đƣợc mức độ và tính chất ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu của phân tích.

Để xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, phƣơng pháp phân tích nhân tố có thể đƣợc thực hiện bằng hai cách:

Cách thứ nhất: Dựa vào sự ảnh hƣởng trực tiếp của từng nhân tố và đƣợc gọi là “Phƣơng pháp số chênh lệch”

Cách thứ hai: Xác định mức độ ảnh hƣởng bằng cách thay thế lần lƣợt từng nhân tố và đƣợc gọi là “Phƣơng pháp thay thế liên hoàn”

Phƣơng pháp số chênh lệch và phƣơng pháp thay thế liên hoàn đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải đƣợc biểu hiện dƣới dạng tích số hoặc thƣơng số, hoặc kết hợp cả tích số và thƣơng số

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)