Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC DN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 32)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC DN

a. Bảng cân đối kế toán

BCĐKT là bảng tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm nào đó, thƣờng là cuối năm hoặc cuối quý [3, tr. 47]. Việc so sánh số liệu giữa hai thời điểm khác nhau trên BCĐKT có thể cho thấy sự biến động của tài sản và nguồn vốn của DN trong kỳ. Căn cứ vào số liệu về tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có của DN, ngân hàng đánh giá đƣợc một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN. Tỷ lệ, kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của DN.

BCĐKT đƣợc kết cấu dƣới dạng bảng cân đối số dƣ các tài khoản kế toán và sắp xếp một cách trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCĐKT đƣợc chia làm hai phần: Phần tài sản và Phần nguồn vốn.

Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dƣới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu

của quá trình kinh doanh. Các khoản mục của Phần tài sản đƣợc sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền giảm dần từ trên xuống.

Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản của DN đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở Phần nguồn vốn đƣợc sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản (vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn chiếm dụng..).

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của DN, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác. [3, tr. 65].

Thông qua báo cáo này, ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh của DN. Đồng thời biết đƣợc quy mô chi phí doanh thu, thu nhập và kết quả từ các hoạt động kinh doanh (hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động khác) cũng nhƣ số lợi nhuận thuần trƣớc và sau thuế thu nhập DN.

c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCLCTT là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN [3, tr. 74]. Qua BCLCTT sẽ cho thấy tiền của DN sinh ra từ đâu và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó, dự đoán đƣợc lƣợng tiền trong tƣơng lai của DN, nắm đƣợc năng lực thanh toán hiện tại. Đồng thời thấy đƣợc quan hệ giữa l , lãi ròng với luồng tiền cũng nhƣ từng hoạt động của DN, ảnh hƣởng nhƣ thế nào, làm tăng hay giảm tiền tệ.

Nội dung của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau:

Phần I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra chủ yếu của DN, có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN. Các khoản thu bằng tiền nhƣ: tiền thu bán hàng, thu từ các khoản thu thƣơng mại; chi phí bằng tiền nhƣ: tiền trả cho nhà cung cấp,

tiền thanh toán cho công nhân viên, chi phí khác bằng tiền.

Phần II. Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra chủ yếu của DN, có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tƣ của DN. Hoạt động đầu tƣ của DN gồm 2 phần: đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân DN, đầu tƣ vào các đơn vị khác.

Phần III. Lƣu chuyển từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra chủ yếu của DN, có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của DN. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm thay đổi quy mô và kết cấu nguồn vốn của DN nhƣ chủ DN góp vốn, vay vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu…

d. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một BCTC tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN trong kỳ báo cáo, mà chƣa đƣợc trình bày chi tiết, đầy đủ trong các báo cáo tài chính khác [3, tr. 77].

e. Nguồn thông tin khác

- Thông tin từ kho dữ liệu của ngân hàng:

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều xây dựng hệ thống kho dữ liệu cho ngân hàng mình. Kho dữ liệu của ngân hàng là vô cùng lớn và đƣợc tích lũy theo thời gian. Đây cũng có thể là nguồn thông tin tham chiếu cần thiết khi phân tích BCTC DN của ngân hàng. Bên cạnh đó, CBTD cũng có thể tham khảo thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), WorldBank…

- Nguồn thông tin thống kê của một số cơ quan, tổ chức có liên quan

Các thông tin này thƣờng phản ảnh về tình hình kinh tế chính trị, môi trƣờng pháp lý có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tƣ, cơ hội về kỹ thuật công nghệ... Sự suy thoái hoặc tăng trƣởng của nền kinh tế có tác động

mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của DN. Những thông tin về các cuộc thăm dò thị trƣờng, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thƣơng mại... ảnh hƣởng lớn đến chiến lƣợc và sách lƣợc kinh doanh của các DN.

-Các thông tin theo ngành kinh tế

Thông tin theo ngành kinh tế là những thông tin mà kết quả hoạt động của DN chịu ảnh hƣởng theo đó nhƣ đặc điểm ngành kinh tế liên quan đến thực thể sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sản xuất… Những đặc điểm này tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trƣờng và triển vọng phát triển...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng TMCP tiên phong chi nhánh đà nẵng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)