6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Giới thiệu về công ty CP Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực
GIANH TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG
2.1.1. Giới thiệu về công ty CP Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung miền Trung
a. Khái quát chung về công ty
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh
- Địa chỉ: 149 Chu Văn An, phƣờng Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
- Mã số thuế : 3100126555-007 - Điện thoại: 0232 3 512 418 - Fax : 0232 3 514 011
- Email: Sogicoqb@songgianh.com.vn
- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất và tiêu thụ các loại phân bón
- Nhiệm vụ của công ty:
+ Sản xuất kinh doanh (cả xuất nhập khẩu) phân bón hữu cơ sinh học và các loại phân bón khác; Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất phân bón..
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung có hệ thống kênh phân phối bao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
b. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung là xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng huyện Quảng Trạch đƣợc thành lập ngày 01/05/1988.
Tháng 11/1991 xí nghiệp đƣợc UBND tỉnh Quảng Bình chính thức phê duyệt luận chứng kinh tế kĩ thuật số 561/QĐUB ngày 16/11/1991 giao cho xí nghiệp xây dựng dây chuyền sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh.
Ngày 15/12/1992 nhà máy phân lân vi sinh Sông Gianh đƣợc thành lập theo quyết định số 39 QĐ-UB trực thuộc Sở Công nghiệp Quảng Bình.
Ngày 06/02/1996 UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 137/QĐ-UB đổi tên nhà máy Phân lân vi sinh Sông Gianh thành công ty Phân bón Sông Gianh.
Thực hiện chủ trƣơng đổi mới doanh nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc, công ty Sông Gianh chuyển đổi thành Công ty cổ phần Sông Gianh kể từ ngày 07/02/2009 hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Công ty cổ phần Tổng công ty Sông Gianh tại khu vực miền Trung với hơn 142 đại lý cấp 1, hơn 200 đại lý cấp 2, cửa hàng, trạm trại, nông trƣờng, công ty… trên khắp các tỉnh thành trên khu vực miền Trung, để làm cầu nối đƣa sản phẩm đến với hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội chung của cả nƣớc. Sản lƣợng tiêu thụ đã tăng trên 1000 tấn/ năm. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nƣớc mà còn mở rộng xuất khẩu sang nƣớc bạn Lào.