6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình thị trƣờng, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
a. Thị trường tiêu thụ sản phẩm phân bón
Ngành có quy mô nhỏ về cả số lƣợng doanh nghiệp và tổng tài sản. Trong đó, chiếm đa số (76% tổng số doanh nghiệp) là doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lao động nhỏ hơn 50 ngƣời và Tổng tài sản chƣa đến 50 tỷ đồng.
Thị phần Các doanh nghiệp Phân bón Việt Nam đang hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực chính: sản xuất và thƣơng mại (nhập khẩu) và kinh doanh 6 sản phẩm chính: Phân Đạm, NPK, Lân, DAP, Kali và SA. Hiện tại, các doanh nghiệp này mới chỉ sản xuất đƣợc 4 loại chính là Đạm, NPK, Lân và DAP trong khi Kali và SA phải nhập khẩu hoàn toàn. Tình hình cung cầu Nhu cầu hàng năm vào khoảng 8 – 9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 60% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu Các nhà máy phân bón trong nƣớc sản xuất trung bình khoảng 5 – 6 triệu tấn phân bón một năm và sản lƣợng đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định.
Trƣớc thực trạng thị trƣờng phân bón nội không ngừng bị phân bón nhập khẩu lấn át, các doanh nghiệp phân bón trong nƣớc kêu khó vì chính sách thuế giá trị gia tăng, năng lực yếu kém và mới đây nhất, việc sẽ không áp dụng các biện pháp phòng vệ thƣơng mại đối với mặt hàng phân bón nhập khẩu khiến cho ngành phân bón trong nƣớc sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2017.
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, từ ngày 1/1 đến hết ngày 15/2/2017, Việt Nam nhập khẩu hơn 500 nghìn tấn phân bón các loại, đạt giá trị hơn 141 triệu USD. Những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất phải kể tới phân kali chiếm hơn 165 nghìn tấn, phân SA chiếm 138 nghìn tấn, phần DAP 115 nghìn tấn và phần Urê 38 nghìn tấn.
Theo Bộ Công Thƣơng, mỗi năm thị trƣờng Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 triệu tấn phân bón. Lƣợng phân bón trong nƣớc sản xuất tăng dần, giảm
bớt nhập khẩu. Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lƣợng dinh dƣỡng, chất lƣợng sản phẩm phân lân và phân NPK.
Các nhà máy sản xuất phân bón trong nƣớc hiện có thể đáp ứng đủ nhu cầu phân urê, phân lân, phân NPK và hƣớng tới xuất khẩu một số sản phẩm. Việt Nam hiện cũng xuất khẩu một số loại phân bón sang các thị trƣờng khu vực gồm Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Năm 2017, thị trƣờng phân bón đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng về nhu cầu tiêu thụ khi tình hình thời tiết và thổ nhƣỡng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Theo báo cáo của Agrimonitor, tiêu thụ phân bón nội địa của Ure và NPK dự báo lần lƣợt tăng 2,15% và 5,33%. Trên thị trƣờng giá cả các loại phân bón Ure, DAP đã có dấu hiệu tăng trở lại sau một thời kỳ giảm dài)
b. Đặc điểm về hành vi khách hàng sử dụng phân bón
Khu vực Miền Trung là thị trƣờng cây công nghiệp, cây lƣơng thực ngắn ngày, chủ yếu là Lúa và sắn. Tại tám tỉnh thuộc khu vực Miền Trung thì 4 tỉnh có nhu cầu tiêu thụ phân bón cao đó là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Ngãi. Nhu cầu phân bón của 4 tỉnh này chiếm khoảng 66% tổng nhu cầu tại khu vực. Cách thức phân đoạn theo khách hàng: Dựa vào đặc tính của ngƣời tiêu dùng, khách hàng sử dụng sản phẩm phân bón đƣợc phân thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất: là khách hàng mua với số lƣợng lớn trong năm và mua từng đợt theo mùa vụ, không thƣờng xuyên.
- Nhóm thứ hai: là khách hàng mua với số lƣợng nhỏ và mua thƣờng xuyên hơn. Đây là những hộ nông dân trồng cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tập trung chủ yếu ở khu vực Miền Trung.
c. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh phân bón
Các đối thủ điển hình của Sông Gianh là Đạm phú mỹ, Phối phát sông thao, Bình Điền, phân bón Việt Nhật, Văn Điển,... và một số hãng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy thị phần của Sông Gianh vẫn đang chiếm ƣu thế trên thị trƣờng nhƣng không phải không đáng lo ngại với những sản phẩm dồng dạng trên thị trƣờng khi mà các đơn vị này đang ra sức để làm thị trƣờng, chiếm lĩnh thị phần tại các thị trƣờng trong điểm trong khu vực
Đặc thù của ngành sản xuất là vốn đầu tƣ lớn, đƣợc Nhà nƣớc cân nhắc khi đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất, vì vậy việc xuất hiện đối thủ tiềm ẩn trong nƣớc là có thể kiểm soát đƣợc. Mối lo ngại là các nhà sản xuất nƣớc ngoài, khi mà các điều khoản hội nhập WTO đƣợc thực hiện, các nhà sản xuất nƣớc ngoài sẽ tấn công vào thị trƣờng Việt Nam mà chúng ta khó kiểm soát, lƣờng trƣớc đƣợc về chính sách bán hàng, giá cả, chính sách hậu mãi… làm cho tính cạnh tranh của thị trƣờng ngày càng cao.