Phân tích hiệu quả của biện pháp:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 130 - 132)

II Các dịch vụ trên nền SMS

b. Phân tích hiệu quả của biện pháp:

- Chi phí đầu tư cho việc xây dựng 01 nhà trạm BTS (bao gồm vỏ nhà trạm, hệ thống điện, cột ăng ten tự đứng cao 15m, hệ thống tiếp đất chống sét) trung bình là 150.000.000 đồng/trạm.

- Chi phí thuê đất trung bình là 3.000.000 đồng/trạm/tháng.

- Chi phí Công ty bỏ ra trong 5 năm nếu tự đầu tư là:

150.000.000 đồng + 60 tháng x 3.000.000 đồng/tháng = 330.000.000 đồng.

- Thời gian hoàn thành 01 nhà trạm để đưa vào phát sóng nếu công ty tự đầu tư trung bình là 4 tháng.

- Doanh thu của một trạm BTS ở mức sản lượng 2.400Erlang/tháng là:

2.400 Erl/tháng x60 phút/Erl x1.347đồng/phút = 193.968.000 đồng/tháng.

- Chi phí thuê trọn gói (nhà trạm, hệ thống điện, cột ăng ten tự đứng cao 15m, hệ thống tiếp đất chống sét) cơ sơ hạ tầng nhà trạm của đối tác bên

ngoài (outsourcing) trung bình là 5.000.000 đồng/tháng.

- Chi phí thuê cơ sở hạ tầng trong 5 năm là: 300.000.000 đồng.

- Thời gian hoàn thành của đối tác bên ngoài trong việc xây dựng nhà trạm

trung bình là 2 tháng.

- Kết luận: nếu thuê cơ sở hạ tầng một trạm BTS trong 5 năm thì Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí là 30.000.000 đồng/trạm. Ngoài ra khi đi thuê ngoài thì thời gian đưa trạm BTS vào hoạt động được rút ngắn hơn 02 tháng nên doanh thu của Công ty sẽ tăng thêm 387.936.000 đồng/trạm BTS phát triển mới.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc khẳng định được vị trí của nền kinh tế Việt Nam không chỉ là vấn đề của riêng chính phủ mà là nhiệm vụ của từng doanh nghiệp. Việc tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên toàn cầu.

Qua phân tích thực trạng và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với Công ty Thông tin di động ở các phần trên, chúng ta nhận thấy Công ty đã có những thành công ấn tượng trong việc cung cấp và phát triển dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong

thời gian qua Công ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Theo lộ trình mở cửa hàng hóa dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài có thể liên doanh đến 49% vốn với các doanh nghiệp trong nước. Điều này có nghĩa là trong thời gian tới sẽ có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mới ra đời với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đến từ các tập đoàn viễn thông của các cường quốc. Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung hay thông tin di động nói riêng khi đó sẽ trỡ nên rất khốc liệt.

Để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức, Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone cần phải phát huy các lợi thế sẵn có, tận dụng tối đa các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, hạn chế các nguy cơ và rủi ro để nhanh chóng gia tăng thị phần và luôn giữ được vị trí nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động dẫn đầu tại Việt Nam. Để điều này khả thi, Công ty cần quán triệt thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp đã nêu tại Phần III.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)