Đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty VMS-Mobifone so với các đối thủ cạnh tranh khác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 77 - 81)

- Tập trung trọng điểm vào việc

2. Cách thức tính điểm để đánh giá khả năng cạnh tranh theo từng tiêu thức:

2.3.3 Đánh giá vị thế cạnh tranh của Công ty VMS-Mobifone so với các đối thủ cạnh tranh khác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông

các đối thủ cạnh tranh khác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động GSM.

Theo cách qui định về việc cho điểm chất lượng dịch vụ ở trên, ta có kết quả chi tiết đánh giá vị thế cạnh tranh của từng nhà khai thác dịch vụ như sau:

Bảng 2-6: Bảngđiểm đánh giá vị thế cạnh tranh

STT Tiêu thức đánh giá Điểm số đánh giá của từng công ty Công ty VMS- Mobifone Công ty Vinaphone Công ty Viettel 1 Giá cước

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

1.2 Cước thuê bao trả trước 2 2 5 2 Chất lượng cuộc gọi

2.1 Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi

thành công CSSR (Call Setup Successful Rate)

5 3 3 2.2 Tỉ lệ rớt cuộc gọi 5 5 3 2.3 Khả năng roaming 2 2 1 3 Chăm sóc khách hàng 3.1 Tính phong phú của các chương trình CSKH 3 0 2

3.2 Mức độ chu đáo trong việc phục vụ khách hàng 4 2 2 4 Vùng phủ sóng 4.1 Số trạm phát sóng trên toàn quốc 3 3 5 4.2 Tổng số nhóm thu phát trên toàn quốc

3 5 5

4.3 Mật độ trạm phát sóng trong khu vực nội thành và thành phố lớn

5 5 3

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

5.1 Tính phong phú của các

dịch vụ phụ trợ

3 1 3

5.2 Khả năng tiện ích của các dịch vụ phụ trợ

3 1 3

6 Hình ảnh, thương hiệu

6.1 Khả năng nhận biết thương hiệu của khách

hàng

5 3 5

6.2 Công tác đầu tư xây dựng hình ảnh

4 1 3

Tổng điểm 44 37 43

Xếp hạng về tính cạnh tranh 1 3 2

Qua Bảng 2-6 ở trên ta nhận thấy Công ty Mobifone dẫn đầu khả năng cạnh tranh ở điểm chăm sóc khách hàng. Trên thực tế, thị trường cũng đã chứng minh điều này bằng danh hiệu “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chăm sóc khách hàng tốt nhất” trong hai năm liên tiếp 2005, 2006 trong các cuộc bình chọn do tạp chí chuyên về công nghệ thông tin Echip tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

Công ty Viettel dẫn đầu về mức độ cạnh tranh của giá gói cước. Là mạng GSM ra đời sau 2 nhà khai thác giàu kinh nghiệm và tiềm lực mạnh, Viettel đã xác định hướng đi ban đầu là nhắm vào đối tượng khách hàng thu nhập thấp (bởi lẽ đa số khách hàng có thu nhập cao đều đang sử dụng dịch vụ của

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

VMS-Mobifone hoặc còn lại là Vianaphone). Với một chính sách giá cước có sức hấp dẫn đủ mạnh, Viettel đã nhanh chóng chiếm được số đông khách hàng bình dân với một bước tiến nhảy vọt về số lượng thuê bao phát triển mới trong 02 năm đầu tiên là gần 6 triệu thuê bao.

Công ty Vianaphone dẫn đầu về vùng phủ sóng trong 3 nhà khai thác GSM.

Vinaphone là doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc Tập đoàn VNPT. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VinaPhone vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống của 64 bưu điện tỉnh, thành phố. Điều này có một thuận lợi là việc phát triển vùng phủ sóng của Công ty rất thuận lợi nhờ sự trợ giúp của hệ thống mạng lưới bưu điện dày đặc rộng khắp trên cả nước. Kết quả là Vinaphone là công ty có vùng phủ sóng rộng nhất khả năng đáp ứng cuộc gọi lớn nhất.

Công ty VMS-Mobifone là nhà khai thác đầu tiên cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, các dịch vụ này ngày càng được bổ sung và mở rộng cho mọi đối tượng khách hàng. Kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã giúp Công ty tạo nhiều ấn tượng cho khách hàng về tính tiện ích của các dịch vụ GTGT mà Công ty đang cung cấp. Khoản doanh thu từ các dịch vụ GTGT này là rất lớn và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty.

Trong giai đoạn đầu phát triển, với hợp đồng hợp tác đầu tư với tập đoàn viễn thông danh tiếng ComVik của Thụy Điển, rất nhiều kinh nghiệm về hoạt động

xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu đã được Công ty VMS-

Mobifone tiếp nhận từ đối tác chuyên nghiệp này. Hiện nay, có thể nói công tác marketing xây dựng hình ảnh là một trong những công tác được công ty chú trọng đầu tư nhiều nhất: các kênh truyền hình nóng tại các giờ nóng nhất đều có hình ảnh Mobifone (thể thao 24/7, Game Show “Đấu trường 100”……); các biển quảng cáo lớn, nhỏ dọc các trục lộ lớn nhỏ, khắp các nẻo đường của đất nước, được Công ty triển khai lắp đạt và làm mới thường xuyên. Các chương trình ca nhạc đặc sắc, có chất lượng cao, qui mô lớn (thường tổ chức ở sân vận động) để tri ân khách hàng đã được Công ty tổ

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

chức liên tục ở khắp các tỉnh/thành; thông qua các chương trình này, hình ảnh công ty càng ghi sâu đậm vào tâm trí khách hàng, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ.

Kết quả xếp hạng của tính cạnh tranh và lợi thế của từng đối thủ đã nói lên được phần nào thứ bậc của từng doanh nghiệp trên thị trường cung cấp dịch vụ điện thoại di động hiện nay: VMS-Mobifone chiếm 39% thị phần,

Vinaphone 31% và Viettel là 28%.

Tóm lại: qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh trên từng vị thế đã cho thấy mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, là nguy cơ lớn cho sự phát triển của Công ty Thông tin di động VMS-Mobiphone. Vì vậy, để có thể duy trì và phát triển thị phần và những thành tích đã đạt được, Công ty VMS- Mobifone cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)