Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 55 - 57)

- Tập trung trọng điểm vào việc

a. Thuê bao trả sau (MobiGold):

2.2.6 Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoà

"Chưa bao giờ giới đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến một thị trường mới mở như với Việt Nam hiện nay, tình cờ lại đúng lúc Việt Nam có nhu cầu lớn về vốn cho nền kinh tế", Giám đốc điều hành phụ trách về vốn của CitiGroup khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Jeremy Amias, phát biểu.

Giám đốc khu vực Ngân hàng phát triển Châu Á Ayumi Konishi cũng cho rằng Việt Nam đang nổi lên trong bản đồ kinh tế khu vực Châu Á và cần thu hút những nguồn tài chính nước ngoài mạnh mẽ. Điều đáng mừng là nhu cầu của Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng nhiệt tình. Giới đầu tư nước ngoài đánh giá sức hút của đồng Việt Nam đang tăng cao trên thị trường tài chính quốc tế, thông qua nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ từ nước

ngoài.

Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo. Các ngành xây dựng và phát triển giao thông, cảng biển, điện nước, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển nguồn nhân lực liên quan đến

giáo dục đào tạo, y tế, thể thao… cũng là những ngành chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài.

Thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng. Đầu tư nước ngoài chiếm hơn 67% tổng số dự án, gần 60% tổng vốn đăng ký và 35% giá trị ngành công nghiệp. nhiều ngành công nghiệp mới, quan trong đã ra đời từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như công nghiệp dầu khí, sản xuất lắp đặt ô tô, xe máy. Nhiều ngành công nghiệp có tóc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhờ đóng góp phần lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như cơ khí, thép, công nghệ,nhẹ (dệt may, da giày, rượu bia-

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

Bảng 2-5: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Namqua các năm 2003-2006

Năm 2003 2004 2005 2006

Tổng vốn đầu tư FDI ( tỷ USD) 3,1 4,2 5,9 10,2

Qua bảng thống kê trên, ta có thể nhận -vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng dần lên qua các năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đạt con số kỷ lục 10,2 tỉ USD. Đây là mức thu hút vốn FDI cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đến nay. Điểm đáng chú ý trong bức tranh về đầu tư nước ngoài ở nước ta trong năm 2006 là đã xuất hiện hàng loạt các dự án đầu tư có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư, trong đó Công ty thép Posco là dự án có vốn đầu tư lớn nhất 1,126 tỷ USD, tiếp theo là Công ty TNHH Intel Products Việt Nam vốn đầu tư trên 1 tỷ USD.

Kết quả ấn tượng này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam và góp phần tạo đà tăng trưởng cao đối với hoạt động đầu tư nước ngoài năm 2007.

Tỷ lệ các dự án có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn đã có xu hướng tăng ta có thể thấy phần lớn các dự án dược tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, trong đó ngành viễn thông chiếm tỷ lệ đầu tư khá cao. Các tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới như Alcatel, Siemens, Qualcom đã đầu tư hàng tỉ USD vào Việt Nam thông qua các hình thức liên danh, hợp đồng

hợp tác kinh doanh với các đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT. Thông qua những dự án đầu tư này, các công nghệ tiên tiến nhất về dịch vụ Viễn thông đã lần lượt có mặt đầy đủ trân thị trường dịch vụ thông tin liên lạc của Việt Nam.

Khảo sát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy hai lĩnh vực tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, đặc

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

biệt là công nghiệp năng lượng, hiện số vốn đầu tư trong lĩnh vực này đã xấp xỉ lên đến con số trên 10 tỷ USD. Lĩnh vực bất động sản cũng đang được các nhà đầu tư nước ngoài “hâm nóng” với những dự án có số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD

Với lĩnh vực công nghệ cao, sau khi hai “đại gia” Intel và Nidec tuyên bố đầu tư 2 tỷ USD vào VN, nhiều nhà đầu tư lớn khác cũng đã bắt đầu tìm đến VN. Nổi bật trong số này là Tập đoàn Foxconn (Honhai) - Đài Loan, dự kiến đầu tư khu công nghệ kỹ thuật cao tại Bắc Ninh và Bắc Giang với số vốn lên đến 5 tỷ USD (chia làm nhiều giai đoạn); dự án sản xuất máy tính xách tay Compal tại Vĩnh Phúc của Tập đoàn Compal (Đài Loan) với số vốn lên đến

500triệu USDtriệu USD...

Tuy nhiên dịch vụ bưu chính viễn thông hiện nay vẫn là một lĩnh vực nhạy cảm và chưa nằm trong danh mục ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chỉ mới dừng ở mức liên doanh (trong sản xuất vật tư thiết bị) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông). Tất cả các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông đều là các doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà nước kiểm soát. Doanh nghiệp nước ngoài luôn được biết đến như là những nhà đầu tư có công nghệ cao, khả năng điều hành và quản lý tốt. Vì vậy việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Tóm lại: Việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ là thách thức lớn đối với Công ty Thông tin di động trong việc tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)