- Tập trung trọng điểm vào việc
a. Thuê bao trả sau (MobiGold):
2.2.4 Phân tích ảnh hưởng của lãi suất và tỉ giá:
Trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Điều 18, Luật Ngân hàng Nhà nước viết: "Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn". Khoản 12, Điều 9, Luật Ngân
hàng Nhà nước viết: "Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh".
Trong mấy năm nay, ở nước ta, lãi suất ngân hàng có chiều hướng gia tăng -
tăng lãi suất huy động vốn và tăng lãi suất cho vay. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với các ngân hàng thương mại nhà nước, có nội dung không tăng lãi suất huy động vốn ở kỳ hạn 12 tháng.
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone
quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác do Thống đốc quyết định".
Vì vậy, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể dùng "các công cụ khác do Thống đốc quyết định" để kiềm chế tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại?
Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành, là chỉ số lạm phát hàng năm bằng chỉ số lạm phát do Quốc hội đề ra. Nhưng hai năm qua, sức mua tiền tệ nước ta không ổn định, lạm phát vượt chỉ tiêu 6,5%/năm do Quốc hội đề ra.
Lạm phát năm 2006 là 8,5%, khiến những người gửi tiền vào ngân hàng thương mại, kỳ hạn 12 tháng, hưởng lãi suất nhỏ hơn chỉ số lạm phát - chúng
ta thường gọi lãi suất thực âm (-), gây khó khăn cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần, uy tín chưa cao. Và đây là tiền đề cho việc tăng lãi suất huy động vốn và tăng lãi suất cho
vay.
Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho ngân hàng khi huy động được số lượng tiền nhàn rỗi của người dân, khuyến khích hạn chế tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi
tiêu.
Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các Doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay không, vào những dự án nào để có thể hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của Doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với những doanh nghiệp đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt, khi đó họ buộc phải tiết giảm các chi phí
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone
khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.
Tóm lại: việc tăng lãi suất là nguy cơ cho sự phát triển của các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động, vì việc đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới thiết bị của các công ty này hằng năm là rất lớn; phần lớn số tiền đầu tư này đều là vốn vay. Tuy nhiên, riêng Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone do lượng vốn tự có hiện nay là rất lớn so với khả năng tái đầu tư nên việc tăng lãi suất hiện tại chưa là nguy cơ cho hoạt động của công ty.
Ngược với xu hướng tăng lãi suất “nóng”, tỷ giá USD/VND lại được giữ khá ổn định. Tính trung bình cả năm 2006, tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng không quá 1%. Trên thị trường tự do, tỉ giá cũng theo sát diễn biến của các ngân hàng thương mại.
Trong vòng 4-5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỉ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Nếu tính đơn giản là lấy lạm phát trừ đi chỉ số tăng giá hối đoái rồi trừ đi lạm phát của Mỹ chẳng hạn, thì có thể thấy đồng tiền Việt Nam đã lên giá khoảng 12,5 – 15% từ năm 2001 đến nay.
Điều này cho thấy tỉ giá tương đối ổn định trong một chu kỳ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỉ giá hối đoái. Trong khi đó, vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỉ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng không nới lỏng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỉ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.
Theo dự đoán, lãi suất và tỷ giá còntiếp tục tăng, bởi lãi suất bình quân tháng vẫn thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Ngoài ra, lãi suất USD tại Mỹ vẫn trong xu hướng tăng, đồng USD tăng giá so với các đồng tiền mạnh khác, sẽ tác động làm cho giá và lãi suất USD trong nước tăng lên. Việc lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng sẽ đầy lãi suất cho vay USD của các ngân hàng trong nước tăng theo, khiến các doanh nghiệp vay USD để nhập khẩu máy
Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone
móc thiết bị bằng USD gặp bất lợi và làm giảm sức cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ. Tỷ giá tăng làm cho xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu cũng giảm đi một cách tương đối, nhập siêu vì thế sẽ giảm đi hoặc không tăng về tỷ lệ so với xuất khẩu.
Tỷ giá tăng sẽ làm cho nhập khẩu thiết bị đắt lên, kéo theo chi phí đầu vào tăng lên theo cùng lúc với giá tiêu dùngtrong nước cũng tăng cao.
Tóm lại: việc tỷ giá hối đoái ổn định và tăng không đáng kể trong thời gian qua đã tác động ở mức tương đối nhỏ đến hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng hay hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone.