Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 48 - 50)

- Tập trung trọng điểm vào việc

a. Thuê bao trả sau (MobiGold):

2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là yếu tố khá nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựngchỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi CPI bao gồm biến động giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón... như vừa qua là một ví dụ).

Sở dĩ như vậy bởi lạm phát cơ bản khác với CPI là sự biến động của nó theo chiều hướng ổn định. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề ra được chiến lược điều hành một cách lâu dài, đặc biệt đối với chính sách tiền tệ. Tác động của nới lỏng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế luôn có ''độ trễ'' nhất định (chính sách tiền tệ chỉ thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sau một thời gian thực hiện chứ thường không tác động ngay). Đối với thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, ''độ trễ'' khoảng 1 năm. Chính vì thế, sự biến động của CPI chỉ có thể dùng để xây dựng các chính sách tài chính, phân phối... như đã từng áp dụng đối với xăng dầu hay sắt thép từ đầu năm đến nay để xử lý hay điều tiết, chứ không thể

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

dùng CPI để xây dựng chính sách tiền tệ.

Bảng 2-3: Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2004-2007

Năm 2004 2005 2006 2007 (dự kiến)

Tốc độ lạm phát (%) 3,0 9,5 8,5 8,2

Khoảng thời gian 1986-1992, Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên tục ở mức 2 con số), vì vậy, Nhà nước đã sử dụng công cụ là chính sách tiền tệ để kiềm chế và đã thành công sau đó. Kết quả là giai đoạn 1992-1998, lạm

phát cơ bản đã đi xuống, đặc biệt là năm 1999 và 2000 CPI chỉ còn 0,1% và -

0,6%. Tuy nhiên, những năm gần đây tỉ lệ lạm phát lại có xu hướng nhảy vọt, đã có những ảnh hưởng kinh tế nhất định đến đời sống kinh tế của đất nước. Các mặt hàng được coi là có tốc độ tăng giá cao có thể kể đến: lương thực-

thực phẩm, nhóm mặt hàng nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm phương tiện đi lại và bưu điện, nhóm đồ dùng và vật dụng khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong những năm qua: lạm phát do cầu kéo (ví dụ: nhu cầu xuất khẩu về gạo tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế đầu năm do bất lợi về thời tiết….); lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như một số nguyên vật liệu tăng cao như thép, nhựa,…khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra vì vậy cũng bị đầy lên cao hơn); lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán trong những năm gần đây); lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép; lạm phát do yếu tố tâm lý (kế hoạch cải cách tiền lương vào cuối năm 2004 có thể làm giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam, qua đó tạo ra áp lực lạm phát…

Trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, giá dịch vụ thông tin di động liên tục được điều chỉnh giảm. Điều này là yêu cầu bắt buộc của Chính phủ đối với ngành Bưu

Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone

chính viễn thông. Trong điều kiện giá các yếu tố sản xuất đầu vào như điện, chi phí sản xuất (tiền lương công nhân, thuê mặt bằng nhà trạm….) liên tục tăng do lạm phát mà giá dịch vụ giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ít nhiều ảnh hưởng.

Tuy nhiên, khi mặt bằng giá chung của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên, giá

dịch vụ thông tin di động lại giảm nhiều thì ngày càng có thêm nhiều người dân có cơ hội sử dụng dịch vụ hơn.

Tóm lại: lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nước; Tuy nhiên, đối với Công ty Thông tin di động VMS-Mobifone thì đó vừa là cơ hội và vừa là thách thức vì có thể gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ. Ở khía cạnh khác, lạm phát cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển mạng lưới trạm phát sóng do phải liên tục thay đổi đơn giá thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến đời sống của đại bộ phận CBCNV gây tâm lý lo lắng, không yên tâm sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty thông tin di động giai đoạn 2008 2012 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)