Đẩy mạnh công tác cứu trợ và ƣu đãi xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 96 - 104)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4.Đẩy mạnh công tác cứu trợ và ƣu đãi xã hội

a. Đẩy mạnh công tác cứu trợ xã hội

a.1. Mở rộng đối tượng được thụ hưởng và tăng cường các nguồn cứu trợ xã hội

- Xem xét, bổ sung thêm đối tƣợng đƣợc cần trợ giúp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng.

Thƣờng xuyên rà soát lại tiêu chí xác định đối tƣợng theo hƣớng linh hoạt hơn, loại bỏ bớt một số điều kiện cứng, quan tâm đến điều kiện thực tế để thực sự bảo phủ hết số đối tƣợng có hoàn cảnh khó khăn. Có thể bổ sung thêm đối tƣợng trợ cấp đột xuất, giảm tiêu chí đƣợc trợ cấp và tăng mức trợ cấp nhất là các đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, lũ lụt, mất mùa, hạn hán…

- Tăng cƣờng huy động nguồn cứu trợ xã hội: Ngoài nguồn vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp thì việc huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để lập quỹ cứu trợ là rất quan trọng sẽ quyết định mức cứu trợ và đối tƣợng đƣợc cứu trợ. Do đó địa phƣơng cần lập kế hoạch hằng năm để nhà nƣớc bố trí ngân sách, bên cạnh đó cần tăng cƣờng huy động các nguồn hỗ trợ bằng các hình thức vận động, thuyết phục cụ thể để đảm bảo ổn định cân đối thu - chi cho quỹ cứu trợ xã hội.

- Làm tốt khâu dự toán chi: Quản lý tốt đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ cứu trợ xã hội hằng năm và dự đoán đƣợc sự biến động về đối tƣợng cần cứu trợ đột xuất sẽ giúp cho việc lập dự toán sát đúng với thực tế, tạo thuận lợi cho việc bố trí ngân sách thực hiện.

- Quản lí tốt đối tƣợng đƣợc nhận chi trả và nguồn kinh phí chi trả: + Việc chi trả chế độ CTXH phải luôn đảm bảo nguyên tắc chi đúng đối tƣợng, đúng chế độ, kịp thời và chính xác. Đối tƣợng nhận CTXH nhiều thành phần và luôn có sự phát sinh, thay đổi hằng năm nhất là đối tƣợng hƣởng trợ cấp đột xuất. Vì vậy với đối tƣợng trợ cấp thƣờng xuyên cần theo dõi và kịp thời điều chỉnh sự biến động, tránh tình trạng ngƣời không có ở địa phƣơng hoặc đã qua đời mà vẫn đƣợc nhận trợ cấp, gây thất thoát cho ngân sách. Với đối tƣợng trợ cấp đột xuất cần làm tốt công tác thẩm định các tiêu chuẩn, điều kiện, tránh tình trạng khai gian để đƣợc hƣởng chế độ, mặt khác cần phải có sự bao quát, thống kê đầy đủ để không xảy ra tình trạng ngƣời có hoàn cảnh khó khăn nhƣng không đƣợc trợ cấp.

+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ mà cấp xã, phƣờng đã lập danh sách, nhằm đảm bảo đƣợc nguyên tắc chi trả đúng đối tƣợng, đúng chế độ.

- Tăng mức chi cứu trợ xã hội: Mức cứu trợ xã hội trƣớc hết phải đảm bảo đủ chi tiêu tối thiểu cho ngƣời nhận cứu trợ, vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn trƣớc mắt. Tuy nhiên đối với những ngƣời già cả, bệnh tật không tự chăm sóc đƣợc bản thân cần phải có ngƣời chăm sóc thì mức hỗ trợ không đảm bảo cho họ chi tiêu, đối với những đối tƣợng nhận trợ cấp đột xuất thì mức cứu trợ chỉ đảm bảo cuộc sống trƣớc mắt nhƣng về lâu dài họ rất khó khăn do phải mua sắm lại phƣơng tiện sản xuất, bắt đầu làm lại từ đầu và phải chờ thời gian họ mới có thu nhập lại. Vì vậy cần tăng cƣờng huy động các nguồn hỗ trợ để tăng mức hỗ trợ, đảm bảo ổn định cuộc sống cho những

ngƣời đƣợc nhận cứu trợ.

a.3. Nâng cao chất lượng hoạt động cứu trợ xã hội

- Để hoàn thiện bộ máy thực hiện cứu trợ xã hội, trƣớc hết cần tăng cƣờng năng lực cán bộ thực hiện chính sách, bố trí cán bộ thực hiện công tác cứu trợ ở các xã, phƣờng thuộc biên chế của ngành lao động thƣơng binh xã hội để khuyến khích, nâng cao năng lực của cán bộ cấp xã. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội nói chung phải có đạo đức tốt, có năng lực và tâm huyết với công tác xã hội để có thể đi sâu, đi sát nắm vững tình hình của đối tƣợng CTXH, quản lý tốt đối tƣợng hƣởng chế độ CTXH, tránh đƣợc tình trạng vi phạm trong các quy định trong công chi trả.

- Thực hiện cải cách hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và chi trả chế độ, giảm bớt những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục ra quyết định.

- Tăng cƣờng theo dõi giám sát, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện để rút kinh nghiệm và khắc phục, điều chỉnh những hạn chế, vƣớng mắc nhằm thay đổi, bổ sung phƣơng pháp thực hiện cho phù hợp với thực tế.

b. Đẩy mạnh công tác ƣu đãi xã hội

b.1. Hoàn thiện việc quản lý đối tượng theo hướng khoa học, hiện đại

- Áp dụng ứng dụng CNTT trong quản lý đối tƣợng bằng phần mềm thống nhất trong toàn hệ thống, nên cập nhật, theo dõi thông tin đối tƣợng trên trang thông tin điện tử của Phòng lao động thƣơng binh và xã hội để mọi ngƣời có thể dễ dàng tra cứu. Phần mềm quản lý cần đƣợc kết nối từ Bộ lao động TB v& XH đến các địa phƣơng. Bố trí cán bộ phụ trách, quản lý, theo dõi và cập nhật phần mềm để đảm bảo phần mềm luôn đƣợc hoạt động thông suốt, việc lƣu trữ hồ sơ đƣợc chặt chẽ.

- Thực hiện tốt cải cách hành chính trong khâu tiếp nhận và xử lý hồ sơ, khi hƣớng dẫn các đối tƣợng đƣợc hƣởng trợ cấp lập hồ sơ phải chặt chẽ, đầy đủ, tránh làm lại hoặc phải bổ sung nhiều lần, khi giải quyết hồ sơ phải thực hiện đảm bảo quy trình, rà soát kỹ, tránh những trƣờng hợp làm giả và khai man hồ sơ, nếu phát hiện trƣờng hợp hồ sơ làm giả phải kịp thời xử lý và có biện pháp răn đe hợp lý.

b.2. Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý NCC với cách mạng

- Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ.

Đất nƣớc ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt là kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có rất nhiều ngƣời đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và rất nhiều ngƣời đã có công giúp đỡ cách mạng. Ngày nay, khi đất nƣớc hòa bình, thống nhất, chúng ta luôn ghi nhận công lao của những ngƣời có công với cách mạng và thân nhân của họ. Chính vì thế, cần phải thực hiện chế độ, chính sách hợp lý đối với những đối tƣợng trên. Đảng và Nhà nƣớc ta có rất nhiều văn bản, quy định, hƣớng dẫn và hàng loạt chính sách ƣu đãi về kinh tế, xã hội để thực hiện chế độ, chính sách cho NCC, và thực tế có rất nhiều đối tƣợng đƣợc hƣởng nhiều chế độ trợ cấp khác nhau. Vì vậy việc thực hiện chế độ, chính sách cho ngƣời có công cách mạng là việc làm phức tạp vì liên quan đến lợi ích con ngƣời, do đó đòi hỏi cán bộ thực hiện chế độ này cần có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong công tác quản lý ngƣời có công với cách mạng. Để nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, cần phải:

+ Xây dựng kế hoạch và cử cán bộ thƣờng xuyên tham gia các lớp đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời phải bố trí sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ nhằm phát huy đƣợc năng lực sở trƣờng của cán bộ. Ngoài việc cử cán bộ công chức tham gia các khoá

học chính thức cần tạo điều kiện cho cán bộ công chức tự nguyên cứu, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý ngƣời có công với cách mạng.

+ Bên cạnh đó, việc giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý NCC với cách mạng cũng là vấn đề rất quan trọng. Do đặc điểm công việc hầu hết họ thƣờng xuyên giải quyết những vấn đề đụng chạm đến quyền lợi của NCC với cách mạng nên rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, gây phiền hà cho đối tƣợng. Trong điều kiện nhƣ vậy, nếu cán bộ công chức không có bản lĩnh vững vàng, không có phẩm chất đạo đức tốt thì rất dễ bị sa ngã, dẫn đến hành vi sai phạm làm giảm lòng tin của nhân dân… ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ công chức quản lý NCC với cách mạng không thể tách rời việc quan tâm, chăm sóc, bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ. Vì vậy cùng với việc đào tạo về chuyên môn, cần tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị để giáo dục về nhận thức cho cán bộ, tăng cƣờng triển khai việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời, cần cử cán bộ tham gia các lớp lý luận chính trị nhằm nâng cao nhận thức, giữ vững bản lĩnh chính trị, phát huy phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cán bộ phụ trách chế độ NCC cách mạng nhằm ngăn chặn và hạn chế những vi phạm xảy ra. Chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần chính đáng cho cán bộ. Kịp thời khen thƣởng những tổ chức cá nhân tiêu biểu, tích cực trong công tác và luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng của mình, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi cố tình vi phạm các chính sách, pháp luật NCC với cách mạng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội với cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng trong thực hiện chính sách ngƣời có công

cách mạng.

Để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng trong công tác quản lý thực hiện chế độ NCC cách mạng cần có sự phối hợp chẽ giữa cơ quan Lao động Thƣơng binh và Xã hội với cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng (các xã, phƣờng có đối tƣợng đƣợc hƣởng) nhằm phổ biến những nội dung về chính sách hỗ trợ NCC cách mạng đến các đối tƣợng đƣợc cụ thể. UBND các xã, phƣờng là nơi trực tiếp theo dõi, rà soát để lập danh sách và hƣớng dẫn đối tƣợng làm các thủ tục, đồng thời kiểm tra và xác nhận vào hồ sơ, tổng hợp hợp danh sách để gửi về Phòng LĐTB & XH thành phố. Vì vậy, Phòng LĐTB&XH thành phố phải thƣờng xuyên phối hợp, hƣớng dẫn, kiểm tra nhằm đảm bảo danh sách các đối tƣợng đƣợc đề nghị là đúng quy định, tránh trƣờng hợp bỏ sót những ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Thƣờng xuyên tuyên truyền nhằm nâng cao lòng biết ơn của xã hội, của những ngƣời trực tiếp làm chế độ chính sách đối với ngƣời có công cách mạng, không để xảy ra tình trạng làm trái quy định, lợi dụng cơ chế trục lợi cá nhân làm ảnh hƣởng đến tình hình ổn định xã hội và uy tín của ngành. Nếu để xảy ra tình trạng trên thì lãnh đạo địa phƣơng và cán bộ phụ trách chính sách Thƣơng binh Xã hội đó phải chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo phòng LĐTB &XH.

b.3. Tăng cường các giải pháp hỗ trợ đối tượng người có công một cách đồng bộ; vận động, tuyên truyền về pháp luật ưu đãi NCC với cách mạng

- Việc chăm sóc ngƣời có công cách mạng với trách nhiệm và lòng biết ơn là một nét đẹp, một truyền thống nhân văn lâu đời của dân tộc Việt Nam. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nƣớc chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống ngƣời có công. Tiềm năng của cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách

và bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nƣớc với tính chất là mặt bằng chung cho các đối tƣợng không thể đạt tới, kịp thời giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của gia đình chính sách, vì vậy cần tăng cƣờng các giải pháp hỗ trợ đối tƣợng ngƣời có công bằng các giải pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đẩy mạnh phong trào chăm sóc ngƣời có công thông qua các chƣơng trình tình nghĩa, vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội cùng Nhà nƣớc quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần ngƣời có công, chú trọng việc xây dựng nhà tình nghĩa và kịp thời hỗ trợ sửa sang nâng cấp nhà xuống cấp, dột nát đảm bảo cho đối tƣợng này có cuộc sống ổn định.

+ Tăng cƣờng xã hội hóa công tác chăm sóc NCC nhƣ nhận đỡ đầu, gửi kinh phí chăm sóc hàng tháng ... nhằm cải thiện đời sống cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng. Đảm bảo cho các hộ gia đình có NCC có mức sống trên mức cận nghèo.

+ Thƣờng xuyên thăm hỏi, tặng quà gia đình ngƣời có công, thắp hƣơng nghĩa trang liệt sĩ,...nhất là trong các dịp lễ, tết, ngày thƣơng binh, liệt sĩ để bày tỏ sự tri ân, thể hiện tấm lòng, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và ngƣời dân đối với những ngƣời đã hy sinh cho độc lập dân tộc, động viên tinh thần ngƣời còn sống, bù đắp phần nào những mất mát mà họ đã đóng góp cho độc lập dân tộc.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về pháp luật ưu đãi, người có công với cách mạng.

+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng. Các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thông của Thành phố cần tuyên truyền sâu rộng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng, về Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng của Ủy ban Thƣờng

vụ Quốc Hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 Ngày 29/6/2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hƣớng dẫn một số điều của pháp lệnh ƣu đãi NCC cách mạng,…và nhiều văn bản khác liên quan đến việc thực chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng nhằm nâng cao nhận thức cho các ngành, các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngƣời có công với cách mạng và thân nhân. Qua đó làm nổi bật sự cống hiến, hy sinh và đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cả nƣớc đã làm nên thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam, khẳng định đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn” của dân tộc, cũng nhƣ sự trân trọng, biết ơn và chăm lo của Đảng, Nhà nƣớc, toàn dân, toàn quân với những ngƣời có công với cách mạng.

+ Đồng thời, các cơ quan thông tin báo chí, pháp thanh, truyền hình thƣờng xuyên đƣa tin, phản ánh những hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng tại địa phƣơng, các hoạt động kỷ niệm, tôn vinh những ngƣời có công cách mạng, phong trào “đền ơn đáp nghĩa” ở địa phƣơng.

+ Biểu dƣơng những tập thể, cá nhân có thành tích, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, các điển hình ngƣời có công vƣợt khó, đóng góp vào việc phát triển kinh tế -

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 96 - 104)