Đẩy mạnh công tác bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 86 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Đẩy mạnh công tác bảo hiểm xã hội

a. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Để tiến tới mục tiêu BHXH cho mọi ngƣời lao động, cần phải tăng mức độ bao phủ của BHXH trên địa bàn, mở rộng đối tƣợng tham gia và coi đây là mục tiêu, chiến lƣợc, nhiệm vụ trọng tâm trƣớc mắt và lâu dài. Cơ quan BHXH cần xây dựng chiến lƣợc phát triển BHXH, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt chú trọng đến các đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động thuộc các khu vực ngoài Nhà nƣớc. Để làm đƣợc điều này, BHXH thành phố phải đề ra những biện pháp và lộ trình cụ thể phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đồng thời thực hiện một số giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về BHXH đến các tầng lớp nhân dân nhằm tuyên truyền rõ mục đích, tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm xã hội, cần cho ngƣời dân hiểu đƣợc quyền lợi và

nghĩa vụ của việc tham gia BHXH, các chính sách đƣợc hƣởng khi tham gia, từ đó giúp ngƣời lao động tự giác tham gia và thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH. Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ phát thanh, truyền hình, báo chí..., mặt khác có thể cử cán bộ của cơ quan BHXH xuống từng đơn vị sử dụng lao động để tuyên truyền trực tiếp.

- UBND Thành phố cần giao chỉ tiêu vận động việc tham gia BHXH cho cán bộ chuyên quản và đại lý thu, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, xã, phƣờng để tuyên truyền về tham gia BHXH tự nguyện, đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện, có hình thức khen thƣởng đối với cán bộ thực hiện tốt việc vận động.

- Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, cần có biện pháp chế tài mạnh áp dụng đối với các trƣờng hợp trốn tránh tham gia BHXH nhƣ quy định mức xử phạt cả chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động khi tham gia các quan hệ lao động có thời hạn trên 3 tháng mà không có hợp đồng và không khai báo với cơ quan quản lý để đóng BHXH nhằm nâng cao ý thức của ngƣời lao động trong việc bảo vệ lợi ích của mình.

- Tăng cƣờng quản lý số lƣợng lao động bằng công nghệ thông tin, phối hợp với cơ quan thuế trong việc cấp mã số thuế cho doanh nghiệp và ngƣời lao động để quản lý đối tƣợng lao động tại các doanh nghiệp.

b. Đẩy mạnh công tác thu BHXH

Tình trạng mất cân đối thu - chi quỹ BHXH ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện các chế độ BHXH cho ngƣời lao động, vì vậy kết quả công tác thu BHXH có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH. Để thực hiện tốt công tác thu BHXH, cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất, làm tốt công tác hoạch định nguồn thu

- Trên cơ sở rà soát danh sách các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH để xây dựng kế hoạch thu BHXH theo từng quý, năm, làm căn cứ để tiến hành thu đúng, thu đủ.

- Thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan ở địa phƣơng để theo dõi, thống kê kịp thời các đơn vị và ngƣời lao động thuộc diện bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, đặc biệt nắm đƣợc số lƣợng lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Thứ hai, Tổ chức tốt công tác thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống thất thu, nợ đọng.

Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động và tăng khả năng cân đối quỹ BHXH trong tƣơng lai, công tác thu phải đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật, phải đƣợc tổ chức tập trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dƣới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị cũng nhƣ của từng ngƣời lao động. Để thực hiện tốt công tác thu BHXH, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Quản lý tốt quỹ tiền lƣơng thực chi tại tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ thu BHXH đối với đơn vị đó.

- Tổ chức phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận và cá nhân để quản lý, theo dõi đôn đốc thu BHXH đến từng cá nhân tham gia BHXH. Việc phân cấp, phân công cụ thể công tác quản lý sẽ làm cho việc thu BHXH đƣợc dễ dàng, thu triệt để, tránh hiện tƣợng thu thiếu, bỏ qua không thu... - Công tác thu BHXH cũng có yêu cầu rất cao đối với cán bộ làm công tác này, nó đòi hỏi cán bộ phải năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, vì vậy cần nâng cao năng lực cho cán bộ ngành bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó cần có những chế độ ƣu đãi đối với họ nhƣ: phƣơng tiện đi lại, chế độ công tác phí phù hợp với đặc thù công việc. Ngoài ra thành phố cũng nên quan tâm đến các hình thức khen thƣởng, động viên cán bộ của BHXH nếu nhƣ họ luôn thực hiện đúng tiến độ thu BHXH.

- BHXH thành phố phải thƣờng xuyên đôn đốc các cơ sở còn nợ đọng tiền BHXH phải nộp BHXH đúng kỳ hạn, tránh tình trạng nợ đọng lâu dài.

- Tăng cƣờng đối chiếu, kiểm tra, rà soát số lƣợng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, xử lý kịp thời những trƣờng hợp vi phạm.

- Một biện pháp có thể làm tăng thu quỹ BHXH đó là cần phải sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm quỹ, do đó cần đầu tƣ quỹ sao cho có hiệu quả cao nhất trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro. Có thể đầu tƣ trên các lĩnh vực nhƣ cho các tổ chức tín dụng của Nhà nƣớc vay, đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nƣớc, tiến hành đầu tƣ vào các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao...

Thứ ba, tăng cường chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm luật BHXH.

- Nhiều doanh nghiệp chậm nộp BHXH hoặc không tham gia BHXH cho ngƣời lao động có thể do nhiều nguyên nhân, chúng ta cần xem xét các nguyên nhân, tùy từng tình hình cụ thể mà có biện pháp thích hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, cụ thể:

+ Những đơn vị nộp chậm hoặc nộp thiếu vì doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, có thể đề nghị cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi, giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn nhƣ gia hạn thời gian nộp mà không tính lãi suất nộp chậm.

+ Đối với các đơn vị cố tình không nộp hoặc nộp chậm để chiếm dụng quỹ trong khi họ có đủ khả năng nộp thì phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc nhƣ tăng mức lãi suất phạt chậm đóng, hoặc đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật tiến hành truy tố vì họ không đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.

+ Đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất thời vụ thì cần xác định thời điểm thu hợp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nộp đúng, nộp đủ.

- Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo, giải thích, hƣớng dẫn thực hiện các nội dung của luật BHXH đặc biệt là các nội dung về giải quyết chế độ, chính sách cho ngƣời lao động. Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lƣơng và đóng bảo hiểm.

c. Đẩy mạnh công tác chi trả BHXH

Việc quản lý tốt công tác chi trả BHXH sẽ đảm bảo an toàn, tránh thất thoát quỹ BHXH, đồng thời sẽ giải quyết tốt chế độ bảo hiểm, chi trả kịp thời, chính xác, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời đƣợc hƣởng, vì vậy cần làm tốt những nội dung sau:

- Làm tốt công tác dự toán chi: Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cập nhật kịp thời biến động đối với ngƣời tham gia BHXH, nhất là sự biến động do đối tƣợng di chuyển, tử vong, hết thời gian hƣởng... qua đó kịp thời điều chỉnh tăng, giảm và lập danh sách chi trả hàng tháng để làm căn cứ chi bảo hiểm đúng quy định.

- Quản lí tốt việc chi trả:

+ Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc chi trả thông qua việc phối hợp với công đoàn cơ sở và các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan: Công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho ngƣời lao động, vì vậy cơ quan BHXH cần phối hợp tốt với tổ chức công đoàn, đây cũng là một nhiệm vụ rất cần thiết để thực hiện tốt công tác chi trả BHXH. Công đoàn tổ chức kiểm tra, giám sát hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện đóng đầy đủ, đúng kỳ tiền BHXH cho cơ quan BHXH theo quy định và đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tƣ liệu cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ BHXH.

+ Tăng cƣờng kiểm soát chi, khắc phục tình trạng vƣợt dự toán chi thông qua việc giảm chi phí quản lý việc chi trả. Không đƣợc sử dụng tiền do BHXH Việt Nam cấp chi bảo hiểm để chi vào bất cứ nội dung công việc gì khác, mà chỉ đƣợc phép dùng để chi trả các chế độ bảo hiểm. Nên kết hợp với bƣu điện, các hệ thống ngân hàng để mở tài khoản cá nhân cho đối tƣợng thụ hƣởng thƣờng xuyên nhƣ lƣơng hƣu, trợ cấp tuất,... để tổ chức chi trả hàng tháng cho các đối tƣợng một cách nhanh nhất và giảm tối đa chi phí quản lý chi trả, mặt khác đảm bảo an toàn nguồn tiền trong quá trình chi trả. Tuyên truyền các đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản ATM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích giảm chi phí, mà còn tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả, xây dựng đƣợc sự tin cậy đối với các đối tƣợng tham gia quan hệ BHXH... từ đó nâng cao chất lƣợng phục vụ. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả, nhƣ sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu có liên quan đến công tác chi trả, đến việc thanh, quyết toán của các đại lý với cơ quan BHXH, tạo điều kiện để các đại lý chi trả dễ thực hiện nhƣng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý của ngành.

+ Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hệ thống BHXH từ khâu quy hoạch, thi tuyển, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá sử dụng, quản lý đến việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, chế độ chính sách đặc thù, cải thiện thu nhập...

+ Đầu tƣ cho phƣơng tiện đi lại và công tác đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 86 - 91)