Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 77)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thƣờng xuyên. Vì vậy, thời gian qua, công tác giảm nghèo đã đƣợc thành phố Tam Kỳ triển khai một cách tích cực, đồng bộ và đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, góp phần thực hiện tốt các hoạt động ASXH trên địa bàn. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, thành phố Tam Kỳ đã có nhiều đột phá trong đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thành phố cũng là một trong những địa phƣơng có mức giảm nghèo nhanh, ổn định và có nhiều sáng tạo, quyết tâm trong thực hiện chƣơng trình.

Để đạt đƣợc mục tiêu giảm nghèo, Hội đồng nhân dân thành phố Tam Kỳ đã ban hành Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 06/10/2011 về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 7715/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND thành phố Tam Kỳ về ban hành Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo thành phố giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời củng cố Ban Chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo thành phố, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thành phố … Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo, mở các lớp hƣớng dẫn kiến thức về ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, cách làm ăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho ngƣời nghèo, qua đó, trang bị cho ngƣời dân kiến thức để phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo, không còn tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc, nhiều hộ dân, cá nhân ngƣời nghèo đã tự vƣơn lên phát triển sản xuất.

Từ các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ của Trung ƣơng, trong vòng 4 năm (2012 - 2015), thành phố Tam kỳ đã có những cơ chế, chƣơng trình,

chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp với tình hình địa phƣơng, mang lại hiệu quả cao, giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng qua các năm. Trong giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến những chƣơng trình điển hình, có tác động trực tiếp đến công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng, cụ thể:

a. Một số chương trình xóa đói giảm nghèo cụ thể

- Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển theo Chương trình 257 của Chính phủ tại 03 xã Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng:

Thực hiện Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg, ngày 03/12/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng, từng bƣớc nâng cao và ổn định đời sống, góp phần thực hiện thành công chƣơng trình xoá đói giảm nghèo trên địa bàn và giữ vững an ninh quốc phòng vùng biển. Thành phố Tam Kỳ đã triển khai chƣơng trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu tại 03 xã ven biển đặc biệt khó khăn thuộc thành phố là xã Tam Phú, Tam Thanh và Tam Thăng. Tổng số tiền đầu tƣ từ 2012-2015 10,8 tỷ đồng, đƣợc đầu tƣ các công trình nhƣ xây dựng Trƣờng mầm non thôn Thƣợng Thanh; nâng cấp đƣờng giao thông nông thôn tuyến Vĩnh Bình đi Xuân Quý, tuyến Tân Phú đi Phú Đông, tuyến Thạch Tân đi Thái Nam; nâng cấp, sửa chữa kênh chính Bắc - Trạm bơm Xuân Quý, kết quả có trên là 87 ngàn lƣợt ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ các công trình này.

- Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Xác định đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động có vai trò quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Thời gian qua, Thành phố Tam Kỳ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đạt đƣợc những kết quả tích cực.

Hiện nay, thành phố Tam Kỳ có 72.956 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 65,5% dân số thành phố. Trong những năm qua, tập trung thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, Tam Kỳ đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của Trung ƣơng và Tỉnh để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần tháo gỡ nút thắt trong vấn đề an sinh xã hội của địa phƣơng. Theo đó, thành phố đã tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lao động nông thôn dƣới các hình thức nhƣ tuyên truyền qua đài truyền thanh - truyền hình, cấp phát tài liệu, tổ chức đối thoại chuyên đề... Qua đó, định hƣớng việc chọn nghề cho lao động nông thôn thiết thực, phù hợp với tình hình, lợi thế của địa phƣơng. Kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm thể hiện qua bảng 2.21 nhƣ sau:

Bảng 2.21. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Mở lớp đào tạo nghề cho lao

động nông thôn Lớp 18 26 7 1

Trong đó: - Lớp đào tạo nghề

phi nông nghiệp Lớp 0 6 3 1

- Lớp đào tạo nghề nông

nghiệp Lớp 18 20 4 0

2. Số lao động tham gia học

nghề Ngƣời 790 789 235 30

3. Giải quyết và tạo thêm việc

làm cho ngƣời lao động Ngƣời 4.600 4.271 4.747 4.700

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội TP Tam Kỳ)

Từ năm 2012-2015, Tam Kỳ đã mở đƣợc 52 lớp (trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp 10 lớp, đào tạo nghề nông nghiệp 42 lớp) cho 1.844 lao động với các ngành, nghề: nuôi gà thả vƣờn, may công nghiệp, trồng rau an toàn,

thú y, kỹ thuật nuôi nhông trên cát, làm vƣờn cây cảnh, dệt chiếu cói, kỹ thuật chế biến món ăn... cho ngƣời lao động tại các xã, phƣờng thuộc thành phố, nhờ đó trình độ chuyên môn, kỹ luật của lao động đƣợc tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cũng có nhiều biện pháp tích cực trong tuyên truyền, tƣ vấn đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011 - 2015”, trong những năm qua, Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố đã phối hợp với các phòng ban của thành phố mở 76 lớp hƣớng dẫn dạy nghề nấu ăn, đào tạo nghề mây tre đan, kỹ thuật nuôi tôm nƣớc lợ, trồng hoa cây cảnh, nuôi dế, nuôi nhông, trồng nấm…cho hơn 8.200 lƣợt hội viên. Đồng thời phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho các hội viên phụ nữ. Nhờ các biện pháp tích cực trong thực hiện công tác đào tạo nghề trên, hằng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đƣợc nâng lên, năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%.

Nhiều mô hình, tổ hợp tác kinh tế, cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ ở các địa phƣơng ra đời đã góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn nhƣ: tổ hợp tác làm bánh tráng ở Tam Ngọc, nghề làm bún Phƣơng Hòa (Hòa Thuận), xƣởng cƣa gỗ, làng rèn Hồng Lƣ (Hòa Hƣơng), tổ hợp tác công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ Quảng Phú, tổ hợp tác trồng nén An Phú... Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, thu hút đầu tƣ của thành phố ngày càng đƣợc đẩy mạnh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các khu công nghiệp Trƣờng Xuân, Thuận Yên với nhiều nhóm ngành nghề đa dạng đã giải quyết thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Số liệu ở bảng 2.12 cho thấy, số ngƣời đƣợc giải quyết và tạo việc làm thêm hằng năm của thành phố cũng khá cao (năm 2015 là 4.700 ngƣời) và luôn đạt 100% kế hoạch chỉ tiêu đề ra. Việc tập trung, nỗ lực thực hiện các biện pháp đào tạo

nghề và giải quyết việc làm đã góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững của thành phố.

- Thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo theo quy định chung của Trung ương:

Bên cạnh những chƣơng trình nêu trên, Tam Kỳ còn thực hiện tốt các

chính sách giảm nghèo chung của quốc gia, đó là chƣơng trình cho vay sản

xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay xuất khẩu lao động, vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở… theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo Nghị định 49/2010 cho HSSV nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho khẩu nghèo, mua BHYT, hỗ trợ tiền điện cho ngƣời nghèo..., kết quả thể hiện ở bảng 2.22 nhƣ sau:

Bảng 2.22. Kinh phí thực hiện các chương trình giảm nghèo

Các chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Kinh phí hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo NĐ 49/2010 cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo.

Tr.đ 3.200 4.545 6.504 8.873

2. Hỗ trợ trực tiếp cho khẩu nghèo

theo Quyết định 102/QĐ-TTg Tr.đ 109 106 104 96

3. Mua BHYT cho hộ nghèo theo

Luật BHYT Tr.đ 1.685 1.895 2.107 2.320

4. Mua BHYT cho hộ cận nghèo

theo Luật BHYT Tr.đ 5.831 4.840 3.638 2.300

5. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

theo QĐ 289/QĐ-TTg Tr.đ 640 625 487 325

6. Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay xuất khẩu lao

động… theo Quyết định

167/2008/QĐ-TTg.

Tr.đ 17.020 19.350 24.630 28.450

7. Tổng số tiền trợ cấp Tr.đ 22.654 26.521 33.832 40.064

Qua bảng 2.22 cho thấy, kinh phí hỗ trợ theo các chƣơng trình chung của quốc gia tăng nhanh qua các năm, năm 2012, tổng số tiền trợ cấp là 22.654 triệu đồng, thì đến năm 2015 tăng lên 40.064 triệu đồng, trong đó kinh phí thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay xuất khẩu lao động…là cao nhất, năm 2015 là 28.450 triệu đồng, chiếm 71% tổng kinh phí hỗ trợ.

Mặc dù Tam Kỳ cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn của nền kinh tế nói chung nhƣng với sự vào cuộc của các ban, ngành và công tác tuyên truyền kêu gọi ủng hộ của toàn xã hội. Đến nay việc xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và trợ cấp xây nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, thể hiện ở bảng 2.23 nhƣ sau:

Bảng 2.23. Tình hình hỗ trợ các đối tượng nghèo từ nguồn huy động khác

Các chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng số nhà đại đoàn kết xây

dựng cho hộ nghèo. Nhà 69 158 40 30

2. Kinh phí trợ cấp xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Triệu đồng 2.618 6.180 1.433 1.050 3. Tổng số nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Nhà 105 190 178 52 4. Kinh phí trợ cấp xây dựng nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ

Triệu

đồng 3.160 5.786 5.365 1.580

Mặc dù số nhà hỗ trợ cho ngƣời nghèo không lớn và có sự biến động nhiều giữa các năm, tuy nhiên đây cũng là sự cố gắng không nhỏ của Tam Kỳ trong công tác trợ giúp và cứu trợ xã hội thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, lá lành đùm lá rách trong cộng đồng.

- Ngoài ra, để từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ đã triển khai, thực hiện mục tiêu “không còn người lang thang, xin ăn” trên địa bàn thành phố, Tam Kỳ đã thành lập các tổ công tác xã hội, giúp ngƣời lang thang, xin ăn trở lại với cuộc sống bằng việc đẩy mạnh các biện pháp sau:

+ Siết chặt công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, vận động các chủ nhà trọ cam kết không để ngƣời lang thang, xin ăn đến trú ngụ.

+ Thực hiện kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội, khuyến khích các nhà hảo tâm, các tổ chức hỗ trợ hoặc nhận đỡ đầu nhất là con em của những gia đình thuộc hộ nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời già neo đơn không nơi nƣơng tựa, tạo điều kiện cho ngƣời lang thang, tâm thần, xin ăn tiếp cận các dịch vụ xã hội.

+ Ƣu tiên chính sách dạy nghề và tạo việc làm đối với ngƣời đã và có nguy cơ lang thang, xin ăn.

+ Tổ chức cho các gia đình, tộc họ, địa phƣơng ký cam kết không có ngƣời lang thang, xin ăn, nếu gia đình, địa phƣơng để xảy ra tình trạng ngƣời lang thang xin ăn thì xem đó là một lỗi vi phạm trong những tiêu chí bình chọn danh hiệu gia đình văn hóa, họ tộc văn hóa và là chỉ tiêu đánh giá thi đua hằng năm của các địa phƣơng.

Kết quả, qua 03 năm thực hiện (từ 2013-2015), Tam Kỳ đã giải quyết và tạo điều kiện cho hàng trăm lƣợt ngƣời hồi gia, đã tổ chức đƣợc 10 đợt tuyên truyền và tập trung các đối tƣợng lang thang, xin ăn, đã vận động đƣa về hồi gia 30 đối tƣợng, tập trung đƣa vào bệnh viện tâm thần điều trị 7 đối

tƣợng và liên lạc với các gia đình đến làm thủ tục để nhận đƣa về điều trị tại gia đình, chi 20,3 triệu đồng để lo ăn, ngủ và sinh hoạt trong thời gian chờ gia đình đến làm thủ tục đƣa các đối tƣợng hồi gia.

b. Kết quả thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phƣơng và ý thức mong muốn giảm nghèo của ngƣời dân, trong những năm qua số hộ nghèo và cận nghèo ở thành phố Tam Kỳ giảm rõ rệt, thể hiện ở bảng 2.24 nhƣ sau:

Bảng 2.24. Kết quả thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo

Các chỉ tiêu Đvt Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng số hộ trên địa bàn Hộ 27.442 28.180 28.624 29.095 29.729 2. Tổng số hộ nghèo Hộ 1.736 1.352 1.021 589 440 3. Tỷ lệ hộ nghèo % 6,33 4,8 3,57 2,02 1,48 4. Tổng số hộ cận nghèo Hộ 2.507 2.229 1.795 1.253 808 5.Tỷ lệ hộ cận nghèo % 9,14 7,91 6,27 4,31 2,72

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội TP Tam Kỳ)

Qua bảng trên ta thấy số hộ nghèo hằng năm giảm rất nhanh, nếu nhƣ năm 2011 thành phố có 1.736 hộ nghèo với tỷ lệ 6,33%, thì đến năm 2015 giảm xuống còn 44 hộ, tỷ lệ 1,48%. Hộ cận nghèo năm 2011 có 2.507 hộ, tỷ lệ 9,14% nhƣng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 808 hộ, tỷ lệ 2,72%. Để đạt đƣợc kết quả trên, Tam Kỳ đã không ngừng đẩy mạnh công tác chỉ đạo thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền và mặt trận, đoàn thể trong công tác giảm nghèo. Đồng thời, xây dựng các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo hiệu quả, sát với thực tế và điều kiện của địa phƣơng; tận dụng mọi cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ƣơng, của Tỉnh và địa phƣơng để giảm nghèo một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, ý thức và mong muốn giảm nghèo của ngƣời dân rất cao và rất quyết tâm cùng với chính quyền địa phƣơng để thực hiện giảm nghèo cho

chính bản thân mình, qua đó đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)