ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN

AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ TAM KỲ

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, phía Nam giáp huyện Núi Thành, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà khoảng 30 km và cách khu công nghiệp, nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Tam Kỳ gắn với QL1A, QL40 (đƣờng Nam Quảng Nam) và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, hàng không, đặc biệt Quốc lộ 14D, 14B, 14E nối các huyện miền biển, trung du, đồng bằng và duyên hải, gắn kết với các tỉnh Tây Nguyên, Lào và khu vực.

Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phƣờng và 04 xã, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp, thành phố Tam Kỳ đã hội tụ đƣợc các điều kiện thuận lợi với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam và tƣơng lai sẽ là trọng điểm phát triển của cả khu vực.

b. Địa hình

Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống

vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trƣớc khi đổ ra biển Đông. Địa hình có dạng đồi thấp, và đồng bằng đƣợc hình thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Hƣớng dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông, địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lƣu vực của sông Trƣờng Giang.

Nằm ở đồng bằng ven biển, Tam Kỳ hình thành 02 vùng rõ rệt: vùng ven biển gồm các xã Tam Thanh, Tam Thăng, Tam Phú; vùng đồng bằng gồm các xã, phƣờng nằm dọc đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt. Tam Kỳ có nhiều núi thấp xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cƣ nhƣ: núi đất Quảng Phú, An Hà (Tam Phú), núi Quánh (Tam Ngọc…)

c. Đất đai

Tam Kỳ có diện tích 92,82 km2 gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp lớn (48,57km2), chiếm 52,33% tổng diện tích đất toàn thành phố, đất phi nông nghiệp (32,63km2), chiếm 35,15% tổng diện tích. Bên cạnh đó đất chƣa qua sử dụng cũng còn khá nhiều (11,62 km2) chiếm 12,52% tổng diện tích, điều đó thể hiện qua bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất thành phố Tam Kỳ năm 2015

STT Chỉ tiêu Diện tích (km2

) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 92,82 100

1 Đất nông nghiệp 48,57 52,33

2 Đất phi nông nghiệp 32,63 35,15

3 Đất chƣa sử dụng 11,62 12,52

( Nguồn: Chi cục Thống kê TP Tam Kỳ)

d. Khí hậu

Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều và mƣa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt đó là mùa mƣa và mùa khô.

- Mùa mƣa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lƣợng mƣa chiếm 70-75% cả năm. Lƣợng mƣa tháng trong thời kỳ này đạt

400mm, tháng 10 lớn nhất: 434mm.

- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lƣợng mƣa chỉ chiếm 25-30% cả năm. Lƣợng mƣa tháng trong thời kỳ này chỉ đạt 25mm, tháng 3 có lƣợng mƣa nhỏ nhất trong năm: 12mm.

Khí hậu nhìn chung thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc, song do mùa khô thƣờng kéo dài trên 6 tháng, cuối mùa khô thƣờng nắng nóng, gió Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lƣợng bốc hơi, trong khi đó lƣợng mƣa trong mùa này thƣờng rất thấp nên thƣờng xảy ra khô hạn, thiếu nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc dùng cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

Mùa mƣa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 70-75% lƣợng mƣa cả năm, kèm với áp thấp nhiệt đới nên thƣờng gây ra hiện tƣợng ngập lụt. Thiên tai thƣờng xuyên xảy ra đã tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 39 - 41)