6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội
a. Dân số, mật độ dân số
Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KT - XH, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách ASXH…điều đó ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Mật độ dân cƣ cao thấp của một vùng có ảnh hƣởng đến việc phân bố các ngành sản xuất trong vùng, tuy nhiên, không thể quyết định việc phân bố sản xuất mà chỉ có tác dụng làm tăng nhanh hay chậm sự phát triển sản xuất.
b. Lao động, trình độ lao động
Ngƣời lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lƣợng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cƣ và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lƣợng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất
ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cƣ trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.
c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán
Dân số mỗi vùng gồm nhiều dân tộc. Mỗi một dân tộc có một tập quán sản xuất, địa bàn sản xuất và cƣ trú khác nhau. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cƣ trú của họ nhằm phát huy những tập quán sản xuất tốt, khắc phục các tập quán sản xuất lạc hậu của họ. Sự phát triển của ASXH phụ thuộc vào nhận thức chung về ASXH của xã hội. Khi ngƣời dân và Nhà nƣớc hiểu rõ tầm quan trọng của ASXH, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác ASXH mới có cơ hội phát triển và ngƣợc lại.
d. Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất
Nghiên cứu nghề nghiệp và truyền thống sản xuất của một vùng là nhằm sử dụng hợp lý lao động, phát huy đƣợc kỹ năng, kỹ xảo vốn có lâu đời của nhân dân lao động, làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng theo hƣớng chuyên môn hóa và sản phẩm đạt chất lƣợng cao.