Những thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1. Những thành công và hạn chế

a. Thành công

Một là, các chƣơng trình ASXH theo nguyên tắc đóng - hƣởng (BHXH, BHYT và BHTN) ngày càng tăng phạm vi bao phủ, chất lƣợng thụ hƣởng của ngƣời dân ngày càng tăng, hệ thống ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, gắn trách nhiệm với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tham gia, khắc phục tính bình quân, bao cấp, nhƣng vẫn bảo đảm tính xã hội là điều tiết và chia sẻ, từ đó có những đóng góp quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đã thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dƣới 6 tuổi, một số đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, v.v..

Hai là, các chƣơng trình ASXH không dựa trên đóng góp của ngƣời dân nhƣ ƣu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo ngày càng đƣợc chú trọng, phạm vi đối tƣợng tham gia đƣợc mở rộng, nguồn lực tài chính ngày càng đƣợc tăng cƣờng từ phía Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Bên cạnh sự trợ giúp của Nhà nƣớc thì sự trợ giúp của cộng đồng xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, những năm qua, việc vận động các loại quỹ nhƣ“Quỹ vì ngƣời nghèo”; “Quỹ tấm lòng vàng”, “Quỹ nạn nhân chất độc da cam”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, ...đã có những giúp ích rất lớn cho những đối tƣợng cần đƣợc cứu trợ và ngƣời nghèo khi có sự cố bất khả kháng xảy tại địa phƣơng.

Ba là, ASXH ngày càng phát triển theo hƣớng đa dạng hóa, các chính sách an sinh xã hội đƣợc kết hợp chặt chẽ với các chính sách xã hội khác, nhờ

đó mà an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, kinh tế - xã hội địa phƣơng khá ổn định, ngay trong điều kiện khủng hoảng và lạm phát.

Bốn là, chất lƣợng cung cấp các dịch vụ đảm bảo ASXH ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao. ASXH đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho ngƣời nghèo và đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, góp phần hình thành xã hội không còn nhóm xã hội bị loại trừ và bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

b. Những hạn chế

- Hạn chế trong công tác BHXH: Mức độ bao phủ BHXH còn thấp (mới chỉ 13,5%), đặc biệt là BHXH tự nguyện, tình trạng nợ đọng, dây dƣa và trốn đóng BHXH ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra tập trung nhiều ở các đơn vị thuộc khu vực sản xuất. Mức đóng góp của ngƣời tham gia BHXH ở các doanh nghiệp những năm qua chƣa cao do chỉ dựa trên mức lƣơng tối thiểu của Nhà nƣớc mà không dựa trên thu nhập thực tế. Tình trạng mất cân đối thu - chi của quỹ BHXH trong những năm qua đe dọa tính bền vững của quỹ BHXH và ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.

- Hạn chế trong công tác BHYT: Hiện tại BHXH thành phố Tam Kỳ không kiểm soát đƣợc chất lƣợng phục vụ BHYT của các cơ sở khám chữa bệnh và tình hình sử dụng quỹ BHYT ở các bệnh viện; không theo dõi đƣợc số ngƣời có tham gia BHYT đƣợc hƣởng chế độ về BHYT; chƣa có biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả phục vụ. Mức độ bao phủ BHYT còn thấp so với dân số trên địa bàn.

- Hạn chế trong công tác BHTN: Việc quản lý quỹ BHTN còn bất hợp lý, chồng chéo dễ làm phát sinh tiêu cực; Tình trạng ngƣời đang làm việc nhƣng “giả” thất nghiệp đang có chiều hƣớng gia tăng; các doanh nghiệp “bắt tay” với ngƣời lao động để lách luật nhằm hƣởng lợi từ BHTN; một số quy định về điều kiện để đƣợc BHTN chƣa hợp lý; nhiều doanh nghiệp còn nợ phí bảo hiểm nên gây thiệt thòi cho ngƣời lao động khi giải quyết chế độ.

- Hạn chế trong công tác cứu trợ xã hội: Đa số bộ phận cán bộ làm công tác trợ cấp xã hội trực tiếp ở cấp cơ sở (xã, phƣờng) thƣờng xuyên thay đổi nên lúng túng trong việc tiếp cận quy định mới; việc phối hợp giữa các ban ngành chƣa chặt chẽ dẫn đến chi trả không kịp thời và bị bỏ sót nhiều đối tƣợng.

- Hạn chế trong công tác ƣu đãi xã hội: Việc xác nhận hồ sơ đối với ngƣời có công còn phức tạp, gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn có nơi, có chỗ, đời sống của một bộ phận ngƣời có công vẫn còn khó khăn do không còn sức lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, sự giúp đỡ của xã hội chƣa đủ để giúp họ vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống, vẫn còn nhiều tiêu cực trong việc xác nhận hồ sơ và chi trả các chế độ ƣu đãi xã hội…

- Hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo:

+ Mặc dù tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh, nhƣng lại có nguy cơ tái nghèo do các hộ gia đình khi đã ra khỏi diện nghèo thì không đƣợc hƣởng các phúc lợi.

+ Việc chỉ đạo, điều hành ở một số địa phƣơng còn thiếu tập trung, chƣa có biện pháp cụ thể hƣớng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo, chủ yếu chỉ mới quan tâm đến việc xem xét cho vay vốn; chƣa chủ động đề ra các giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng để tạo điều kiện phát triển, tạo việc làm ổn định cho hộ nghèo.

+ Cơ sở hạ tầng còn khó khăn, nhất là khu vực vùng ven, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, tiềm lực kinh tế của địa phƣơng còn khó khăn trong khi phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề bức thiết nhƣ phòng chống thiên tai, giáp hạt,...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)