Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 117)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5.Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh và đa dạng về hình thức và nội dung trong công tác truyên truyền những chủ trƣơng, chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất tuyên truyền vận động hộ nghèo nhận thức về tính tự trọng, tự ái và trách nhiệm bản thân để chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững, tránh tình trạng trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo.

Tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, của tỉnh và của địa phƣơng về giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 và các văn bản của tỉnh nhƣ: Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND thực hiện chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo về y tế, giáo dục, Nghị quyết 55/2012/NQ-HĐND, Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích thoát nghèo của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.

b. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng. Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn thể các cấp; thƣờng xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo của thành phố.

- Tăng cƣờng lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, Chƣơng trình 257, Hỗ trợ xây dựng nhà “ Đại đoàn kết“ cho đối tƣợng hộ nghèo.

- Thực hiện cho vay đúng đối tƣợng, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Chẳng hạn, đối với hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế sẽ đƣợc tƣ vấn vay vốn, hỗ trợ phƣơng tiện sản xuất. Còn hộ không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập thì địa phƣơng sẽ trợ cấp bảo trợ

xã hội, đồng thời vận động sự giúp đỡ thƣờng xuyên các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Với những gia đình có con trong độ tuổi đi học sẽ đƣợc tƣ vấn vay vốn dành cho học sinh, sinh viên để họ có điều kiện tiếp tục cho con em đến trƣờng.

- Xã hội hóa công tác chăm sóc các đối tƣợng bảo trợ xã hội, kêu gọi, vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quan tâm đỡ đầu các đối tƣợng bảo trợ xã hội; tộc họ, gia đình, con cháu phải có trách nhiệm chăm sóc nuôi dƣỡng ông bà, cha mẹ, khuyến khích các tổ chức cá nhân tổ chức xây dựng các trung tâm, nhà xã hội để chăm sóc đối tƣợng BTXH theo Nghị định 68/2008/NĐ-CP.

- Nắm chắc nguyên nhân nghèo của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để có những hỗ trợ giảm nghèo chính xác với hoàn cảnh thực tế của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo; khuyến khích ngƣời nghèo bày tỏ tiếng nói, trao quyền để họ tự tìm ra cách thức giảm nghèo, lôi cuốn sự tham gia của ngƣời nghèo vào quá trình lập kế hoạch và giám sát chƣơng trình giảm nghèo.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, hoàn thiện các phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến; phần mềm theo dõi tình hình (tiến độ, kết quả) thực hiện chƣơng trình, chính sách giảm nghèo; phần mềm thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo và Trang thông tin điện tử giảm nghèo của thành phố để công khai đối tƣợng và tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng chính sách giảm nghèo.

- Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện chƣơng trình, chính sách, dự án giảm nghèo để phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ và đúng quy định (đối tƣợng, chế độ, nội dung hỗ trợ, đầu tƣ...).

- Thực hiện đúng quy định trong việc lập kế hoạch vốn hằng năm và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng, ngân sách tỉnh cấp theo đúng quy định.

- Tăng cƣờng vận động nhiều nguồn lực để phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo nhƣ vận động Quỹ "Ngày vì ngƣời nghèo", vận động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp để nhận đỡ đầu hỗ trợ các xã nghèo, các hộ nghèo tại địa phƣơng nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình kết nghĩa với các thôn, khối phố nghèo để đa dạng nội dung hỗ trợ cho hộ nghèo và thôn nghèo của thành phố.

d. Giải pháp về tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giảm nghèo

- Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững, xây dựng quy chế hoạt động; phân công trách nhiệm và địa bàn theo dõi, giám sát, chịu trách nhiệm toàn diện về công tác giảm nghèo ở địa bàn đƣợc phân công.

- Hình thành đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp, có đủ năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn, am hiểu địa bàn, thực tế để trực tiếp thực hiện điều tra, rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tƣợng.

- Căn cứ Kết luận số 96-KL/TU ngày 22/7/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đề xuất bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ thành phố đến xã, phƣờng theo hƣớng sau đây:

+ Ở thành phố Tam Kỳ: Tùy theo điều kiện về biên chế, ngân sách địa phƣơng, để bổ sung biên chế cho phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hoặc cho phép hợp đồng thêm lao động để theo dõi công tác giảm nghèo.

+ Cấp xã, phƣờng: Bố trí mỗi xã, phƣờng 01 cán bộ theo dõi chuyên trách công tác giảm nghèo, làm việc theo chế độ hợp đồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

An sinh xã hội là nền tảng để xây dựng một xã hội bác ái, công bằng, vì an sinh xã hội không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội mà còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội. Việc thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội là một thƣớc đo quan trọng của một xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh, đồng thời là nhân tố quan trọng khơi dậy sự tích cực, hăng hái của các tầng lớp nhân dân, nhất là các nhóm yếu thế trong xã hội để cải thiện cho cuộc sống của bản thân, góp phần phát triển đất nƣớc.

Đẩy mạnh công tác an sinh xã hội để ngày càng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội không chỉ riêng tổ chức hoặc cá nhân nào làm đƣợc mà cần có sự chung tay, quyết tâm thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, của cả cộng đồng và cả bản thân các đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần đẩy mạnh công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ để ngày càng đáp ứng đƣợc nguyện vọng của bộ phận ngƣời yếu thế, không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn và cũng là nguyện vọng chung của ngƣời dân thành phố.

2. Kiến nghị

Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài “Công tác an sinh xã hội tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về ASXH

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về an sinh xã hội cần thực hiện một cách đồng bộ, đồng thời quyết liệt đƣa các văn bản pháp luật vào cuộc sống. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, bổ sung, sửa đổi, hệ thống hóa các văn bản pháp luật hiện có trên cơ sở kế thừa và phát triển chính

sách bảo đảm an sinh xã hội hiện hành, xem xét điều kiện kinh tế - xã hội và tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc. Cần bảo đảm tính đồng bộ giữa các chế độ an sinh xã hội, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, bảo đảm để mọi ngƣời dân đều có quyền hƣởng an sinh xã hội. Tạo cơ chế để thực thi nghiêm chỉnh và có hiệu quả các chế độ, chính sách an sinh xã hội trên thực tế.

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật về ASXH, tác giả nhận thấy những nội dung của Luật BHXH năm 2014 đã có những thay đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và khắc phục đƣợc những hạn chế, bất cập của Luật BHXH năm 2006. Tuy nhiên, trong thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện chế độ, chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công cách mạng thì còn nhiều bất cập, vì vậy tác giả có một số đề xuất, kiến nghị nhƣ sau:

a. Về chính sách ưu đãi người có công cách mạng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần ban hành Luật ƣu đãi ngƣời có công cách mạng:

Tri ân những ngƣời có công với cách mạng là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân. Chế độ ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Hiện nay Nhà nƣớc ta chỉ mới ban hành Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công và các thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực thi chính sách đối với ngƣời có côngcũng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhƣng việc quy định về trách nhiệm, biện pháp chế tài xử lý còn hạn chế. Vì vậy cần phải nghiên cứu và ban hành Luật ƣu đãi ngƣời có công là điều cần thiết nhằm bảo đảm việc thực hiện chính sách đƣợc thống nhất trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ bảo đảm cho mọi đối tƣợng đƣợc tiếp cận với các dịch vụ một cách công bằng và có chất lƣợng.

- Ban hành thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chế độ ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với ngƣời có công với cách mạng và con đẻ của họ theo quy

định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.

- Cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn, thông thoáng hơn cho những ngƣời tham gia kháng chiến trƣớc đây sớm đƣợc công nhận là ngƣời có công. Vì theo quy định tại Thông tƣ số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì đòi hỏi phải có các giấy tờ gốc còn lƣu giữ lại; các giấy tờ phải có xác nhận từ ngày 30/4/1975 trở về trƣớc, tuy nhiên nhiều ngƣời bị thất lạc giấy tờ và những ngƣời cùng tham gia kháng chiến không còn để xác nhận.

- Sớm có văn bản hƣớng dẫn cụ thể mức trợ cấp đối với con đẻ của ngƣời tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đối tƣợng này đang bị ngƣng trợ cấp theo Nghị định 101/2013/NĐ-CP.

- Cần xây dựng bộ tiêu chính đánh giá mức sống của ngƣời có công để làm cơ sở khảo sát, đánh giá mức sống của họ, qua đó đề ra những giải pháp, chính sách trợ giúp cho phù hợp.

- Mức trợ cấp một lần đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đƣợc khen thƣởng Huân - Huy chƣơng theo quy định tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP là là 120.000đ/thâm niên, so với mức sống hiện tại thì quá thấp, đây là mức đƣợc áp dụng từ năm 1995 đến nay nhƣng vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh. Vì vậy tác giả đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu và tăng mức trợ cấp này.

- Cần bổ sung các chế độ ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo cho các đối tƣợng học sinh, sinh viên là con của ngƣời có công với cách mạng học tại các trƣờng Quân sự hệ dân sự, học tại chức tập trung chính quy, học liên kết hệ chính quy.

- Đội ngũ làm công tác giải quyết chính sách ở cấp xã đa số không phải là công chức, cũng không phải là chuyên trách nên thƣờng xuyên thay đổi, việc nắm nguyên tắc, thủ tục giải quyết chế độ, chính sách của một số cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác chính sách ở cơ sở chƣa sâu nên việc thực

hiện, bảo đảm chế độ cho một số đối tƣợng ngƣời có công chƣa kịp thời. Vì vậy đối với cán bộ quản lý ngƣời có công với cách mạng ở xã phƣờng, thị trấn cần đƣợc sắp xếp vào biên chế công chức cấp xã, phƣờng đƣợc hƣởng lƣơng từ NSNN, không phải kiêm nhiệm và có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ yên tâm công tác lâu dài trong ngành.

b. Quy định về bảo hiểm thất nghiệp:

- Mở rộng thêm đối tƣợng tham gia BNTN:

+ Đối với doanh nghiệp cần mở rộng đối tƣợng những doanh nghiệp có dƣới 10 lao động phải thuộc đối tƣợng tham gia BHTN nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở để lách luật. Đối với ngƣời lao động, không chỉ là đối tƣợng công dân Việt Nam theo quy định hiện hành mà cần mở rộng thêm đối với ngƣời nƣớc ngoài khi làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, sẽ góp phần tạo ra bình đẳng giữa lao động trong nƣớc và quốc tế, điều này sẽ làm tăng nguồn thu cho BHTN.

+ Ngoài ra, cần quan tâm đến các đối tƣợng là nông dân cũng đƣợc tham gia BHTN, vì ở nƣớc ta nông dân là lực lƣợng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển hội nhập quốc tế, tuy nhiên nông dân mới chỉ đƣợc tham gia BHXH tự nguyện (nhà nƣớc chỉ hỗ trợ cho ngƣời nghèo, cận nghèo chứ chƣa rộng rãi). Thu nhập từ nông nghiệp bấp bênh do điều kiện thời tiết nƣớc ta không thuận lợi, nông dân làm việc theo mùa vụ, còn lại là thất nghiệp. Do vậy đối tƣợng này cũng rất cần thiết đƣợc tham gia BHTN, vì vậy về lâu dài cần nghiên cứu, đề xuất mở rộng thêm đối tƣợng này.

- Tạo điều kiện cho ngƣời lao động bằng cách nghiên cứu trƣờng hợp ngƣời lao động đã đóng BHTN dƣới 12 tháng trong vòng 24 tháng trƣớc khi bị thất nghiệp có thể đƣợc hƣởng BHTN. Tuy nhiên khi hƣởng chế độ có thể đƣợc tính đủ 12 tháng làm cơ sở tính mức trợ cấp. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

ngƣời lao động khi mất việc có thể tìm đƣợc việc làm mới, do họ vừa đƣợc hƣởng trợ cấp thất nghiệp vừa đƣợc hỗ trợ học nghề, tìm việc làm.

2. Thống nhất và từng bước nâng cao mức độ an sinh xã hội trong

toàn xã hội.

Thống nhất các chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau dành cho đối tƣợng khác nhau, nhƣ cán bộ công chức, viên chức và ngƣời lao động ngoài nhà nƣớc, lao động nông thôn thành một chế độ chung, nhằm xóa bỏ sự khác biệt giữa các khu vực, các đối tƣợng thụ hƣởng bảo hiểm.

3. Ưu tiên phát triển sự nghiệp an sinh xã hội nông thôn và cho người

lao động ngoài khu vực nhà nước.

Xây dựng chế độ, hệ thống an sinh xã hội nông thôn và cho ngƣời lao động ngoài doanh nghiệp nhà nƣớc gồm ba nội dung: chế độ bảo hiểm xã hội cộng đồng nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của ngƣời có thu nhập thấp; chế độ y tế cộng đồng; chế độ bảo hiểm hƣu trí. Hiện nay, chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu đã đƣợc xây dựng, bƣớc tiếp theo là mở rộng diện bao phủ, đáp ứng yêu cầu của đa số nhân dân. Đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa mức bảo đảm đời sống tối thiểu ở thành thị và nông thôn, giữa ngƣời lao động trong khu vực nhà nƣớc và ngƣời lao động ở khu vực ngoài nhà nƣớc.

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của an sinh xã hội đối với sự phát triển bền vững đất nước.

Ở đây, cần nâng cao nhận thức không chỉ của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, mà còn của các tổ chức chính trị - xã hội, của chủ sử dụng lao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác an sinh xã hội ở thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 104 - 117)