6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Xoá đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nƣớc và xã hội hay là của chính những đối tƣợng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo theo từng địa phƣơng, khu vực, quốc gia.
a. Vai trò của xóa đói giảm nghèo
- Xoá đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với BHXH, cứu trợ xã hội và ƣu đãi xã hội, các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo tạo ra một tấm lƣới toàn diện bảo vệ cho các thành viên xã hội.
- Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững, giúp ngƣời nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lƣới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia.
- Xoá đói giảm nghèo, xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tƣợng cần trợ cấp ASXH. Khi tỷ lệ ngƣời nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít ngƣời hơn cần tới sự trợ giúp của chính sách ASXH. Vì vậy, gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp ASXH sẽ đƣợc giảm xuống.
- Xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lƣợng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi đối tƣợng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vậy, ngƣời nghèo có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn.
b. Nội dung của xóa đói giảm nghèo
Nội dung của xóa đói giảm nghèo có thể chia thành 3 nhóm chính:
* Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập, gồm:
- Tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói đó là thiếu vốn sản xuất, vì vậy, việc Nhà nƣớc cấp tín dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện giúp họ tự thoát nghèo, có điều kiện để mua sắm thêm các phƣơng tiện sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi phƣơng thức sản xuất có năng suất lao động cao hơn.
- Hỗ trợ đất sản xuất: Chƣơng trình này thƣờng đƣợc thực hiện ở các vùng có sản xuất nông nghiệp và ngƣời nghèo, chủ yếu là ngƣời nông dân.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu: nhƣ đƣờng sá, trƣờng học, trạm điện, công trình thủy lợi...
- Chương trình khuyến nông, lâm, ngư: nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nông dân tiếp cận với các thông tin, kỹ thuật sản xuất, và phát triển thị trƣờng. Vì vậy, đây là biện pháp quan trọng để thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.
- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
Tổ chức các chƣơng trình đào tạo nghề phù hợp với đặc điểm và môi trƣờng sống của các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo vùng sâu, vùng xa để có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng việc làm, tăng cơ hội và khả năng chọn việc làm cho ngƣời dân.
* Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ về nhà ở, các dịch vụ nƣớc sạch và vệ sinh...
* Mở rộng mạng lưới ASXH đến với người nghèo: Bên cạnh hệ thống BHXH, BHYT, trợ cấp hƣu trí... cho ngƣời làm công ăn lƣơng thì việc mở rộng các chính sách đó đến các đối tƣợng ngƣời nghèo là rất có ý nghĩa. Xoá
đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần làm thế nào để ngƣời nghèo thoát nghèo, một phần quan trọng không kém là ngăn cho những ngƣời hiện đang không nghèo khỏi bị rơi vào cảnh nghèo, đó là những ngƣời có thu nhập cận mức nghèo hoặc thu nhập chƣa đủ cao dễ bị tổn thƣơng trong cuộc sống. Vì vậy các quỹ ASXH giúp đỡ họ khi gặp khó khăn là cần thiết.
c. Tiêu chí đánh giá
- Số lao động đã tìm đƣợc việc làm mới trong năm.
- Mức hƣởng lợi của ngƣời dân sau thời gian thực hiện chƣơng trình. - Mức độ tác động của XĐGN đến đời sống nhân dân qua các năm.