Phân tích môi trường cạnh tranh theo Michael Porter

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 25 - 27)

Michael Porter đã đưa ra một kỹ thuật phân tích sâu hơn tính chất động của môi trường cạnh tranh, mục đích là đưa ra những vận dụng chiến lược đặc biệt thích ứng cho từng trường hợp cụ thể. Mô hình phân tích môi trường cạnh tranh của ông là phân biệt 5 lực lượng cạnh tranh sau đây:

Người mới nhập ngành thường mang theo những khả năng mới, muốn chinh phục thị trường và có nhiều nguồn lực mới. Kết quả là có thể hạ giá bán sản phẩm hoặc làm tăng chi phí sản xuất của các nhà sản xuất hiện tại dẫn đến làm giảm mức sinh lợi của ngành.

- Mức độ cạnh tranh giũa các doanh nghiệp trong ngành

Trong một ngành sản xuất, các nhà sản xuất thường cạnh tranh với nhau về chất lượng sản phẩm, về giá cả và về thời gian. Điều đó làm cho chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, giá cả sản phẩm có xu hướng giảm dần, thời gian cung cấp ngày càng nhanh, người tiêu dùng được hưởng lợi, nền kinh tế phát triển, lợi ích của các nhà sản xuất sẽ bị suy giảm. Các yếu tố dưới đây tạo nên mật độ cạnh tranh:

+ Các nhà cạnh tranh đông và cân bằng;

+ Mức tăng trưởng của ngành chậm (nhu cầu thị trường có hạn); + Chi phí cố định và chi phí bảo quản cao;

+ Không có sự khác biệt hóa sản phẩm; + Tăng năng lực sản xuất bởi những nấc lớn;

+ Các nhà cạnh tranh có những đặc điểm giống nhau; + Những thách thức chiến lược lớn;

+ Rào chắn ra khỏi ngành cao (là tập hợp các yếu tố ngăn cản, hạn chế không cho một nhà sản xuất rút lui ra khỏi ngành như : thiết bị chuyên dùng, khó chuyển đổi, vốn đầu tư lớn, rào chắn về mặt pháp lý, tâm lý…)

- Sức ép của các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của ngành làm hạn chế mức lợi nhuận của ngành.

- Quyền lực thương thuyết của khách hàng

Khách hàng luôn cố gắng để mua với giá rẻ, đòi hỏi một dịch vụ tốt hơn hoặc mức chất lượng cao hơn. Họ dùng một nhà sản xuất này để đấu tranh với một nhà sản xuất khác, hành động này làm giảm lợi nhuận của ngành và kết quả này phụ thuộc vào quyền lực thương thuyết của khách hàng.

- Quyền lực thương thuyết của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp cũng có khả năng kìm mức sinh lợi của một ngành

bằng cách tăng giá bán sản phẩm, giảm chất lượng sản phẩm cung cấp hoặc thay đổi các điều kiện bán hàng. Quyền lực thương thuyết thường thấy ở những nhà cung cấp dưới đây:

- Các nhà cung cấp tập trung hóa cao;

- Các nhà cung cấp không có sức ép của sản phẩm thay thế;

- Sản phẩm cung cấp là phương tiện sản xuất quan trọng;

- Nhóm nhà cung cấp khác biệt hóa sản phẩm;

- Nhóm nhà cung cấp tạo nên đe dọa hội nhập dưới (vừa bán cho khách hàng, nhưng nhà cung cấp cũng là khách hàng).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 25 - 27)