III Năng suất B/Q T/ha 0.3 0.31 0.32 0.53 0
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Khi áp dụng các khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào nghề cá, cùng với sự đẩy mạnh chương trình đánh bắt xa bờ, nuôi tôm chuyên nghiệp, bán chuyên
nghiệp, sản xuất giống, chế biến các mặt hàng hải sản cao cấp; đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhật định, phải qua các lớp đào tạo huấn luyện mới có khả năng tiếp nhận các yếu tố kỹ thuật.
Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển ngành thủy sản của tỉnh đến năm 2015 cần phải làm tốt một số công tác sau:
- Cần điều tra, khảo sát, tính toán nhu cầu lao động của ngành thủy sản hiện nay, những năm sau này để có kế hoạch và chương trình đào tạo cho phù hợp, tránh tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Theo tính tổng số lao động cần thiết để phục vụ ngành thủy sản đến năm 2015 là 95.235 người. Giải thiết phấn đấu khoảng 20% có trình độ chuyên môn, như vậy nhu cầu lao động cần tuyển
thêm từ nay đến năm 2015 khoảng 32.500 lao động. Bình quân mỗi năm cần đào tạo, tuyển dụng để cung ứng cho ngành thủy sản là 4.000 lao động, khả năng đào tạo tại tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, các doanh nghiệp phải tuyển thêm lao động từ các địa phương khác.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lớn, nhất là các lĩnh vực chế biến hải sản.
- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo; chú trọng đào tạo tay nghề cho lao động phổ thông để đáp ứng nhu cầu lao động phục vụ cho ngành
thủy sản; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động đối với các doanh nghiệp đầu tư mới, sử dụng lao động tại chỗ nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
cho tỉnh. Trường phải được đầu tư hiện đại, đủ trang thiết bị, có chính sách tuyển dụng được đội ngũ giáo viên giỏi, gắn việc đào tạo của nhà trường với việc tuyển dụng của các nhà máy theo nguyên tắc đào tạo công nhân phải có địa chỉ sử dụng.
- Xây dựng trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu, đào tạo nghề kỹ thuật bậc cao cho các tỉnh thuộc Khu vựcđịa bàn Kinh tế trọng điểm Phía Nam.
- Có chính sách đãi ngộ để tuyển dụng được đội ngũ công nhân lành nghề từ các địa phương khác đến làm việc tại tỉnh. Các chính sách đãi ngộ có thể là: xây dựng nhà ở cho công nhân bằng vốn ngân sách tỉnh hoặc vốn của
doanh nghiệp, đăng ký thường trú, tạm trú dễ dàng, đảm bảo an ninh trật tự, môi trường tốt tại nơi sống và nơi làm việc của công nhân, đảm bảo cho công nhân thường xuyên được hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, tham gia tập luyện, thi đấu thể dục thể thao…