Cơ cấu kinh tế (tính theo giá CĐ94)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 50 - 52)

- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của

VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.1.3 Cơ cấu kinh tế (tính theo giá CĐ94)

Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế hiện đại xứng đáng với tiềm năng kinh tế của tỉnh.

Bảng 2.6 : Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

(Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - NLTS 4,28 4,17 3,77 3,86 3,36 - Dịch vụ 14,46 12,95 10,78 11,27 16,53 - Công nghiệp 76,59 76,12 79,29 79,37 74,59 Tr.đó dầu khí 60,24 55,08 51,90 48,30 45,29 - Xây dựng 4,67 6,76 6,16 5,49 5,52

Nguồn: Cục Thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu 2005

Cơ cấu công nghiệp tính cả dầu khí từ năm 2002 đến năm 2006 có 2 xu

hướng chuyển dịch. Trong giai đoạn 2002-2005 chuyển dịch đều hàng năm theo hướng tăng cao tỷ trọng công nghiệp và đến năm 2005 tỷ trọng công nghiệp đạt mức 79,37%. Tuy nhiên đến năm 2006, do khu vực dầu khí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp (trên 45%), đã tăng trưởng chậm hơn các khu vực kinh tế khác, nên tỷ trọng công nghiệp đã giảm xuống chút ít, năm

2006 đạt 74,59%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ giai đoạn 2002-2006 khá biến động, tuy nhiên tính trên cả giai đoạn thì vẫn tăng, đến năm 2006 chiếm tỷ trọng 16,53%.

nước, chiếm gần 75% trong cơ cấu kinh tế (kể cả trong trường hợp không tính dầu khí thì tỷ trọng này cũng đạt trên 50%), so với thành phố Hồ Chí Minh -

địa phương có tỷ trọng công nghiệp cao - cũng chưa đến 50%. Các ngành công

nghiệp có tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh là dầu khí, điện, hoá chất, chế biến nông lâm sản. Tỷ trọng GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu trong Vùng KTTĐ phía Nam đến 2005 chiếm khoảng 23,1%, chỉ đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh. Trên phạm vi cả nước, Bà Rịa-Vũng Tàu đứng ở vị trí thứ 3, sau

thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Nếu không tính dầu khí, cơ cấu kinh tế cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp còn 6,14%, trong khi dịch vụ tăng lên 30,21%, công nghiệp đạt khoảng 53,56%.

Bảng 2.7 : Cơ cấu kinh tế không tính dầu khí

(Đơn vị tính: %) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng VA (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 NLTS 10,78 9,29 7,83 7,47 6,14 Dịch vụ 36,37 28,82 22,41 21,81 30,21 Công nghiệp 41,11 46,84 56,95 60,10 53,56 Xây dựng 11,74 15,05 12,81 10,62 10,09

Nguồn: Cục Thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu 2005

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chiếm chủ yếu là công nghiệp QDTW, trong đó chủ yếu là dầu khí và khí-điện-đạm. Công nghiệp địa phương còn chiếm tỷ trọng thấp và tăng trưởng chậm, chưa tạo tiền đề để kinh tế phát triển mạnh trong tương lai. Nền kinh tế trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào khu vực dầu khí. Trong điều kiện tài nguyên hạn chế, hiện ngành dầu khí trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu không thể phát triển với tốc độ cao. Nếu không có sự chuẩn bị

cao và ổn định như trước.

Ngành dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển chung và hội nhập quốc tế, chưa tạo điều kiện phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng KTTĐ phía Nam, làm ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển chung. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh nên hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển còn chưa theo kịp và hỗ trợ một cách có hiệu quả cho tiến trình tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 50 - 52)