- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của
VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.1.1.6 Nguồn nhân lực
Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào do hàng năm có một lực lượng đáng kể số người bước vào tuổi lao động (gần 15.000 người). Đây là một lợi thế lớn, nhưng mặt khác số lao động tăng thêm cộng với lực lượng lao động chưa có việc làm sẽ là một áp lực xã hội không nhỏ đối với Bà Rịa-Vũng
Tàu.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có tỷ lệ lao động có trình độ cao. Hiện nay tỉnh có trên 7.000 người có trình độ đại học, trên 9.000 người có trình độ trung học và trên 75.000 người là công nhân kỹ thuật lành nghề, còn lại là lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 22% năm 2000 lên 33% năm 2005. Đây là một nguồn lực khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong tương lai
Cùng với sự chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế của tỉnh, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong tương lai, cùng với sự chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp phi dầu khí, sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành nghề mới, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, nhu cầu lao động có trình độ ngày càng cao đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nhân lực ngay từ giai đoạn hiện tại.
Bảng 2.1 : Cơ cấu lao độngtheo ngành kinh tế
Cơ cấu lao động 2004 2005 2006
1.Theo ngành kinh tế 100,00 100,00 100,00
- Công nghiệp 11,97 13,58 12,25
- Xây dựng 9,34 9,53 9.30
- Nông, lâm, thuỷ sản 56,31 53,77 52,80
- Thương mại, dịch vụ 22,38 23,11 25,65
Nguồn: Xử lý số liệu TK BR-VT