- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của
VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.3.2.5 Áp lực của Sản phẩm thay thế
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các sản phẩm thay thế xuất hiện rất nhiều với chất lượng ngày càng cao và giá thành ngày càng rẻ. Đó chính là thách thức lớn đối với ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhất là đối với ngành thực phẩm chế biến.
Tổng kết lại: Sau khi phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, vi mô,
có thểrút ra các cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển ngành thủy sảntrên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu như sau:
Cơ hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập GDP bình quân đầu người liên tục tăng sẽ phát sinh những nhu cầu mới cho việc sản xuất của các doanh
nghiệp,tạo điều kiện thu hút nhiều dự án.
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư và xuất khẩu tăng sẽ có thêm nguồn lực cho việc phát triển các ngành kinh tế.
- Trong xu thế phát triển nhanh của công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có điều kiện đi tắt đón đầu, thu hút được những công nghệ mới hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
- Cả nước cũng như tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nguồn lao động trẻ dồi dào, hàng năm đều được bổ sung thêm một số lượng lớn. Chi phí nhân công tương đối rẻ so với khu vực và thế giới, đang là những điều kiện thuận lợi cho
ngành thủy sảnlựa chọn tuyển dụng công nhân.
- Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trong vùng năng động nhất về phát triển kinh tế của cả nước, khu vực và thế giới.
- Có 106 Km chiều dài bờ biển (từ Bình Châu đến Cần Giờ) và trên 110
Km đường bờ ven đảo; trong vùng biển có nhiều tài nguyên về thủy sản.
- Điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy (đặc biệt là cảng nước sâu), đường sắt, đường không rất thuận lợi. Khí hậu mát mẻ, ít bị thiên tai bão lụt gây thiệt hại, tỉnh có quỹ đất cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Chủ trương phát triển ngành thủy sản đã được Đảng đề ra rất sớm, nhất quán từ trước đến nay, ngày càng được cụ thể hóa với mức độ cao hơn.
- Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đặc biệt quan tâm đến việc khai thác hiệu quả tìềm năng nguồn lợi thủy sản, đây được xem là một trong 3 điểm mạnh để được ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh sau Dầu khí và Du lịch.
- Nhiều luật đã ban hành trong những năm qua và sẽ tiếp tục được ban hành trong những năm tới sẽ tạo môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, công bằng và minh bạch cho đầu tư kinh doanh.
- Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, khai thác tốt hơn lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển.
Nguy cơ
- Vì nằm trong vùng năng động nhất về phát triển kinh tế, nên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang và sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các nước trong khu vực, giữa các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam khi thu hút kêu gọi đầu tư, tuyển dụng lao động, cung cấp các dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm của ngành thủy sản.
- Năng lực cán bộ công chức còn hạn chế, tình trạng nhũng nhiễu, gây
phiền hà cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp ở những cán bộ trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính còn phổ biến.
- Chất lượng nguồn lao động chưa cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề còn thấp, số đông vẫn đang làm việc trong khu vực ngư nghiệp chưa quen
với tác phong, áp lực, kỷ luật làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển công nghiệp chế biến.
- Quá trình đổi mới thiết bị công nghệ trên thế giới diễn ra quá nhanh,
vốn, thiếu sự quan tâm đổi mới, có nguy cơ làm cho thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp ngành thủy sản bị tụt hậu.
- Kinh tế phát triển nhanh, tỉnh nào cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất
chế biến kinh doanh thủy sản đã tạo lên sức ép cạnh tranh mạnh mẽ giữa tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu với các tỉnh khác trong việc thu hút đầu tư và lao động. - Kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đồng bộ, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.