PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2.3 1.1 Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 57 - 62)

- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của

VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2.3 1.1 Môi trường kinh tế

2.3.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường trong nước

kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liên tục: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 7,51%, ước năm 2006 tăng khoảng 8-8,2%, dự kiến năm 2007 tăng khoảng 8,2-8,5%. GDP bình

quân đầu người năm 2005 trên 10 triệu đồng tương đương 640 USD, năm 2006 trên 11,5 triệu đồng đồng tương đương 722-724 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 820 USD.

Cơ cấu kinh tế liên tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp: Tỷ trọng công nghiệp năm 2005 chiếm 41%, năm 2006 tăng lên 41,5%, dự kiến năm 2007 là 42%; tỷ trọng dịch vụ năm 2005 chiếm 38,1%, năm 2006 tăng lên 39%, dự kiến năm 2007 là 39,5%; tỷ trọng nông nghiệp năm 2005 chiếm 20,9%, năm 2006 giảm xuống 19,5%, dự kiến năm 2007 còn 18,5%.

Các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách nhà nước, cân đối tiềntệ, cân đối thanh toán quốc tế… tiếp tục ổn định theo chiều hướng tích cực, các chỉ số về dư nợ của Chính phủ, nợ nước ngoài nằm trong giới hạn an toàn cho phép (bằng 32,4% GDP). Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng khoảng

7-7,5 %, thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự kiến năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm năm 2006 ước đạt 390,5 nghìn tỷ đồng tương đương 24,4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 6,5 tỷ USD thực hiện khoảng 3,7 tỷ USD, vốn ODA giải ngân khoảng 1,78 tỷ USD. Dự kiến năm 2007, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 450 nghìn tỷ đồng, tương đương 28 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện khoảngtỷ 4,5 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2006 ước đạt 38,5 tỷ USD, bình quân đầu người 460 USD; dự kiến năm 2007 xuất khẩu khoảng 45,2 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 530 USD (nguồn: Văn kiện Đại hội X của

Đảng và Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2006 và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Giống như cả nước, môi trường kinh tế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu còn

thuận lợi hơn cho ngành thủy sản phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 12,9%, ước năm 2006 tăng khoảng 12,4%, dự kiến năm 2007 tăng khoảng 12,5%. GDP (kể cả dầu khí) bình quân đầu người năm 2005 là 110,68 triệu đồng tương đương 7.050 USD, năm 2006 trên 119,6 triệu đồng đồng tương đương 7.476 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 146,5 triệu đồng tương đương 9.160 USD. GDP (trừ dầu khí) bình quân đầu người năm 2005 là 40,4 triệu đồng tương đương 2.574 USD, năm 2006 trên 45,8 triệu đồng đồng tương đương 2.864 USD, dự kiến năm 2007 khoảng 52,8 triệu đồng đồng tương đương

3.300 USD.

Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp rất lớn, tỷ trọng nông nghiệp rất nhỏ: Năm 2005 công nghiệp chiếm 90%, dịch vụ chiếm 7,9%, nông nghiệp chiếm 2,1%; năm 2006 công nghiệp chiếm 89,2%, dịch vụ chiếm 8,8% năm, nông nghiệp còn 2%; dự kiến năm 2007 công nghiệp chiếm 89,8%, dịch vụ chiếm 8,4% năm, nông nghiệp còn 1,8%.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh khá lớn, năm 2006 khoảng 9.534 tỷ đồng, dự kiến năm 2007 khoảng 13.348 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến thời điểm tháng 10-2006 đứng thứ 5 cả nước với 145 dự án, tổng vốn đăng ký 5,13 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm

2007 có 185 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 7,0 tỷ USD.

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu khí khoảng 8,5 tỷ USD, trừ dầu khí khoảng 350 triệu USD; Dự kiến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu kể cả dầu khí khoảng 8,57 tỷ USD, trừ dầu khí khoảng 400 triệu USD (nguồn: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV và Báo cáo tình hình kinh tế-xã

hội năm 2006 và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2007 của UBND tỉnh Bà rịa-Vũng tàu).

Môi trường quốc tế

Là thành viên WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và

tăng nhanh xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng và thị trường trước đây bị khống chế bằng hạn ngạch. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật mới như các vụ kiện bán phá giá, kiện về bản quyền, kiểm tra dư lượng kháng sinh. Bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng do một số doanh nghiệp gặp khó khăn về sức cạnh tranh khi không còn

hàng rào phi thuế quan, hàng rào thuế quan hạ thấp.

Thuận lợi

- Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và tăng nhanh xuất khẩu, gia tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế, được hưởng những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch, loại bỏ các rào cản hạn ngạch thương mại.

- Trong tương lai Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam và cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất của Việt Nam. Nhật Bản là một đối tác rất quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam, đã có những cam

kết về hỗ trợ ODA, trợ giúp đào tạo nhân lực và tư vấn phát triển các ngành kinh tế.

- Vốn ODA cũng là một nguồn quan trọng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư và phát triển kinh tế. Nguồn vốn ODA ở Bà Rịa-Vũng Tàu cần được thu hút để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch kinh tế với khu vực thành thị.

- Một nguồn vốn không kém phần quan trọng và cũng góp phần vào tăng trưởng của Việt Nam đó là vốn do kiều bào Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Để

tận dụng được nguồn vốn này Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cần có những chính sách thông thoáng, rõ ràng và ổn định để thu hút đầu tư từ khu vực này.

- Việc hình thành khu vực CAFTA giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tạo thêm một thị trường 1,3 tỷ dân cho ASEAN và Việt Nam. CAFTA sẽ bổ sung thế mạnh cho cả ASEAN và Trung Quốc để hạn chế tác động của những biến động kinh tế trên thế giới và kích thích sự phát triển kinh tế của các nước trong khối.

- Xu hướng giá dầu tăng cao trong tương lai sẽ đem lại thêm nguồn thu ngoại tệ cho các quốc gia xuất khẩu dầu thô trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên do không có nhà máy lọc dầu, nên hiện tại, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước và điều này đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Dự báo nhu cầu xăng dầu của Việt Nam năm 2005 là 13-14 triệu tấn/năm, đến 2010 là 18-19 triệu tấn/năm và 2020 là

26-30 triệu tấn/năm.

Thách thức

- Thách thức chủ yếu là phải mở cửa thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa với các đối thủ nước ngoài có tiềm lực kinh tế và KHCN cao hơn. Nền kinh tế trong nước tuy gần đây đạt được tốc độ phát triển cao nhưng chất lượng phát triển chưa cao, nguồn nhân lực trình độ thấp; hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu; nhiều yếu tố của kinh tế thị trường chưa được thiết lập đồng bộ, đang cản trở các hoạt động sản xuất kinh doanh; khuôn khổ pháp luật phải sửa đổi để phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực quốc tế; thất thoát trong đầu tư, xây dựng cơ bản khá phổ biến; tình trạng tham nhũng, quan liêu vẫn còn là căn bệnh nan y; nhiều vấn đề xã hội còn rất bức xúc… Bên cạnh đó, công nghệ thấp, chi phí cao, năng suất lao động thấp, chi phí lưu thông và chi phí ngoài sản xuất cao... vẫn là những lý do khiến các sản phẩm của Việt Nam luôn bấp bênh trong thế cạnh tranh yếu.

cũng có tác động cản trở không nhỏ tới chất lượng phát triển của sức sản xuất. Vì vậy, khi đặt những thực tế này vào bối cảnh mới của giai đoạn 2006-2010 là

hội nhập sâu, cạnh tranh toàn diện, sự xuất hiện của mặt bằng giá mới trên thị trường thế giới... thì những thách thức trên rất có thể sẽ trở thành lực cản đối với chất lượng phát triển nếu không có những giải pháp hiệu quả và mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 57 - 62)