III Năng suất B/Q T/ha 0.3 0.31 0.32 0.53 0
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cơ bản cho phát triển chế biến thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 gồm những mục tiêu cụ thể sau :
Tạo vị thế mũi nhọn trong nền kinh tế cho toàn ngành thủy sản theo mục
tiêu từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến thủy sản nói chung nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu đối với chế biến xuất khẩu, và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa làm thành động lực chủ yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành, thúc đẩy thủy sản phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. đến năm 2010 cố gắng đạt KNXK thủy sản là 250 triệu USD chiếm tỷ trọng trên 50% KNXK toàn tỉnh, không tính dầu khí. Đến năm 2015 KNXK thủy sản là 350 triệu USD chiếm tỷ trọng khoảng 41% KNXK toàn tỉnh không kểdầu khí.
Ngoài ra Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được nhìn nhận là một tỉnh mà nguồn nguyên liệu có được từ đánh bắt khá phong phú, trong khi đó chế biến, tiêu thụ nội địa lại không được phát triển tương xứng. Do vậy trong kỳ quy hoạch mảng chế biến nội địa cũng là một trong những mục tiêu quan trọng cần phải đạt được nhằm tận dụng, phát huy hết lợi thế về khả năng nguyên liệu sẵn có của tỉnh.
Một mục tiêu quan trọng khác là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải có sự gia tăng trong tương lai về giá xuất khẩu, muốn tănggiá ở đây là tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trên tổng giá trị hàng hóa. Và để đạt được mục tiêu này yếu tố bắt buộc là phải đẩy mạnh chế biến các mặt hàng chất lượng cao, giá trị gia tăng cao trong cơ cấu sản phẩm chế biến.
Đối với thị trường nội địa: mặc dù hiệu ứng của AFTA đối với hàng hải sản không lớn và ngành chế biến thủy sản không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tự
do hóa thương mại nhất là đối với các sản phẩm truyền thống như cá khô, nước mắm. Tuy nhiên hiện nay thị trường trong nước về cá hộp và các loại thực phẩm đặc biệt và thực phẩm tiện dụng đang rất lớn và sẽ gia tăng trong thời gian tới. Do vậy một hướng quan trọng của ngành chế biến thủy sản Bà Rịa -
Vũng Tàu là hình thành các cơ sở hoặc bổ sung các dây chuyền chế biến trong các cơ sở hiệncó để đáp ứng các nhu cầu trên.
Đối với xuất khẩu: công nghệ chế biến phải đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu. Các nhà máy chế biến phải đảm bảo sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ nay đến 2015 phải nâng số lượng các doanh nghiệp nhận được giấy phép của EU (hiện mới có 4/23). Muốn vậy trong các nhà máy chế biến đã có và sẽ xây dựng cần thực hiện tốt các khâu sau : (1) Mặt bằng trong nhà máy cần phải lát đá, thép không gỉ hoặc các vật liệu thích hợp để quá trình làm sạch được hiệu quả; (2) sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong chế biến, đóng gói; (3) Phải có bộ phận kiểm tra chất lượng với trang thiết bị hiện đại trong các nhà máy; (4) Nguyên liệu thô phải được xử lý trước khi đưa vào chế biến; (5) Năng lực sản xuất nước đá đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế; (6) Cần phải đầu tư vào xử lý nước thải của nhà máy.
Nâng cao khả năng tạo ra giá trị gia tăng của quá trình sản xuất. Điều này đòi hỏi phải đầu tư mạnh vào thiết bị và củng cố kỹ năng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao chẳng hạn như các máy làm cá lạng, mực rán, hoặc cá hấp và các sảnphẩm cao cấp khác
Mục tiêu kinh tế
• Đối với thị trường nội địa, hình thành các cơ sở hoặc bổ sung các dây chuyền chế biến trong các cơ sở hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về các loại thực phẩm tiện dụng.
• Đối với thị trường xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 có thêm 5 nhà máy trong tỉnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, năm 2015 tất cả các
nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu được nhận chứng chỉ xuất khẩu vào thị
trường Âu, Mỹ.
• Góp phần thực hiện mục tiêu chung kinh tế của tỉnh, cụ thể đến 2010 là : tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn 2006-2010 là 11,86- 14,32% (không tính dầu khí là 14,44-16,31%). Giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ
tăng từ 12,06-14,2% (không tính dầu khí là 15,08-16,48%). Tính chung cả giai
đoạn 2006-2015, tốc độ tăng GDP trung bình năm là 11,96-14,26% (không tính dầu khí là 14,76-16,4%).
• Cơ cấu kinh tế vào năm 2010 sẽ được hình thành theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng công nghiệp, giảm nông nghiệp, tăng nhẹ tỷ trọng khu vực dịch
vụ, một cơ cấu hợp lý cho năm 2010 được dự báo là công nghiệp 74,07%, dịch
vụ 24,14% và nông lâm ngư nghiệp 1,79%. Nếu không tính dầu khí thì cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 như sau : công nghiệp 54,72%; dịch vụ 41,01%; nông lâm ngư nghiệp 4,27%.
• Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu
đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 9 tỷ USD (trừ dầu khí là 450 triệu
USD), năm 2015 là 10 tỷ USD (trừ dầu khí là 800 triệu USD). Đảm bảo tốc độ
tăng xuất khẩu bình quân năm giai đoạn 2006-2010 là 8,5%, giai đoạn 2011- 2015 là 9,5%.
Mục tiêu xã hội
• Tăng nhu cầu tiêu dùng bình quân đầu người thủy sản nội tỉnh gần như bằng mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
• Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là
đối tượng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Cần tạo việc làm tại chỗ cho số lao động tăng thêm, giảm thất nghiệp bằng cách đưa vào làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao
• Đến năm 2010, từng bước đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo,
đặc biệt chú trọng đến việc hình thành cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phổ cập trung học cơ sở toàn tỉnh vào năm 2010.
• Giảm tỷ lệ tăng dân số, kể cả tăng cơ học xuống 2,44% vào năm 2010 và 2,1% vào năm 2015.
• Chú trọng phát triển các hoạt động văn hóa thể thao, hình thành các trung tâm vui chơi giải trí nhằm thu hút thanh thiếu niên vào các hoạtđộng văn hóa lành mạnh, nâng cao một bước sức khỏe cho nhân dân, tăng tuổi thọ, chiều cao, cân nặng, giảm các bệnh nhiễm khuẩn, không để xảy ra các dịch
bệnh.
• Nâng cao một bước cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cảng, lưới điện, cấp nước sạch. Phát triển các khu vực nông thôn, hải đảo theo hướng phát triển nhiều ngành nghề, giao thông và điện khí hóa nông thôn đảm bảo toàn bộ dân cư nông thôn được cấp điện, nước sạch vào năm 2010.
• Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.
• Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế.