III Năng suất B/Q T/ha 0.3 0.31 0.32 0.53 0
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.3.1 Giải pháp về tài chính
Vốn vừa là phương tiện vừa là giải pháp trong quy hoạch. Vốn đầu tư đáp ứng cho đầu tư cơ bản và cho nhu cầu vốn lưu động. Cần đa dạng hóa các nguồn vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu đầu tư khác nhau.
Để đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2015 dự kiến tổng mức đầu tư phát
triển cho ngành thủy sản của tỉnh là khoảng 7.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách khoảng 2.600 tỷ đồng chủ yếu đầu tư xây dựng hạ tầng các cảng, bến cá;
nơi neo đậu tránh gió bão, thủy lợi phục vụ nuôi tôm và khu vực chế biến hải sản tập trung để di dời các cơ sở ô nhiễm; phần còn lại sẽ huy động vốn của
các thành phần kinh tế bằng cách mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu long, các tỉnh miền Đông Nam bộ, trước hết là thành phố
cá cho tỉnh; tích cực vận động và tiếp nhận các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) các khoảng mua hàng với giá hỗ trợ và trả chậm để phục vụ phát triển nghề cá.
Vốn đầu tư cơ bản trước tiên cần đáp ứng yêu cầu công suất cấp đông cho từng thời kỳ, mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật, tăng tỷ trọng hàng GTGT của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của tỉnh.
Vốn lưu động cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần có đủ để đáp ứng kịp thời thu mua nguyên liệu vào mùa thu hoạch và có điều kiện dự trữ vào lúc hết mùa.
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư mới nên là: tự có 30%, tín dụng dài hạn 70%. Nguồn vốn tự có và vốn đầu tư tín dụng ưu đãi của nhà nước dành cho:
− Hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cấp điều kiện sản xuất.
− Hỗ trợ xây dựng mới và mở rộng cơ sở chế biến hiện có.
− Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chất thải công nghiệp.
− Hỗ trợ xây dựng các cơ sở sản xuất nước đá tại các trung tâm bảo quản nguyên liệu.
Vốn đầu tư cơ bản cần được sự quản lý theo quy định chung của Nhà nước.
Các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ cần có cơ chế quản lý vốn tín dụng dài hạn, vốn lưu động thoáng hơn để phục vụ sản xuất kịp thời cho các doanh nghiệp.
Tiến tới áp dụng hình thức huy động vốn qua thị trường chứng khoán,