PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 69 - 76)

- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của

VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.3.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ

Khả năng khai thác đánh bắt hải sản

Tàu thuyền trong các năm qua liên tục tăng về số lượng, công suất của đội tàu.

Bảng 2.8 : Diễn biến tàu thuyền và công suất các năm 2002-2006

Danh mục ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006

Tàu thuyền máy chiếc 4.159 4.274 4.640 4.830 5.199

QDĐC Côn Đảo // 10 10 - - -

Tổng công suất CV 366.519 377.600 396.969 492.007 545.867

QDĐC Côn Đảo // 5.000 5.000 - - -

Công suất BQ CV/chiếc 88,13 88,35 85,55 101,86 104,99

QDĐC Côn Đảo // 500 500 - - -

Số tàu thuyền trong toàn tỉnh khá lớn và không ngừng gia tăng theo thời gian, nhất là các phương tiện có công suất lớn khai thác xa bờ. Mức tăng số

lượng tàu bình quân giai đoạn 2001-2005 là 5,7%/năm. Tương ứng với sự tăng trưởng về số lượng tàu, công suất tàu cũng gia tăng nhanh chóng với tốc độ

nước. Công suất trung bình trên một đơn vị tàu đạt 73,54CV/năm 2001 và tăng lên 104,99CV/năm 2006, vào loại cao nhất trong cả nước.

Nghề khai thác hải sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu có ở hầu hết các huyện

trong tỉnh (trừ huyện Châu Đức), nhưng tập trung lớn nhất ở huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu.

Bảng 2.9 : Phân loại tàu thuyền theo huyện năm 2006

Danh mục Tàu thuyền máy Tổng CS Công suất BQ

chiếc CV CV/chiếc Tp. Vũng Tàu 1.675 169.000 100,89 TX Bà Rịa 79 1.000 12,66 H. Tân Thành 370 5.400 14,59 H. Châu Đức 0 0 0 H. Xuyên Mộc 688 19.000 27,62 H. Long Điền 1.707 283.000 165,79 H. Đất Đỏ 673 68.600 101,93 H. Côn Đảo 7 260 37,14 Tổng cộng 5.199 546.260 105

Máy móc, trang thiết bị, ngư cụ

- Công suất máy nằm trong khoảng từ 20-600 CV; có cả máy thủy và máy bộ Hino lắp đặt trên tàu. Có khoảng 22 nhãn hiệu máy khác nhau, trong

đó chủ yếu là các máy của Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức... Các nhãn hiệu máy phổ biến là Yanmar, Daiya, Hino, Cummin, Mitsubishi, Caterpillar, Kubota, Isuzu...

trang bị định vị 3.106 chiếc, chiếm 68% tổng số tàu thuyền máy; trang bị máy thông tin liên lạc 3.540 chiếc, chiếm 77% tổng số tàu thuyền máy. Loại máy cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là những máy được sản xuất ở

Nhật, Mỹ, Đức, Thái Lan với các hiệu máy Furuno, Sonar, Galassy, Lowrance, Hondex...

- Máy móc khai thác có máy tời thu dây (cáp kéo, dây đỏi, dây giềng, dây câu), tời thu lưới (lưới kéo, lưới vây) phục vụ cho các nghề lưới kéo, vây, rê, câu, dập ghẹ... Vật liệu sử dụng chế tạo ngư cụ chủ yếu là các loại sợi tổng hợp PA, PE, PVC dạng sợi đơn và se xoắn có độ bền cao ngay cả trong môi trường nước. Kích cỡ ngư cụ không lớn lắm, dài 15-60m đối với lưới kéo, 300- 1.000m đối với lưới vây, 1.000-14.000m đối với lưới rê...

Tổ chức sản xuất và ngư trường khai thác

Tổ chức khai thác hải sản theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ cá thể và nhóm hộ gia đình. Toàn tỉnh chỉ có một đội tàu quốc doanh thuộc công ty xuất nhập khẩu Côn Đảo nhưng do khai thác không hiệu quả nên

đã giải thể. Các ngư trường khai thác chính của ngư dân trước đây là vùng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu, cửa sông Cửu Long, Côn Sơn, Đông và Tây mũi Cà Mau. Có sự di chuyển đến các ngư trường biển Tây theo mùa vụ, thường vào mùa gió Đông bắc. Thời gian hoạt động trên biển của tàu thuyền trong năm đạt khá cao, từ 200-250 ngày. Đối với những tàu cào lớn có thể hoạt động đến 300-310 ngày/năm hoặc hơn. Ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu có mậtđộ tàu thuyền cao, có hàng ngàn tàu thuyền di chuyển ngư trường đến khai thác theo mùa vụ.

Sản lượng khai thác hải sảnhàng năm của Bà Rịa - Vũng Tàu Bảng 2.10: Diễn biến cơ cấu sản lượng khai thác hải sản

giai đoạn 2002-2006ĐVT : tấn

Danh mục 2002 2003 2004 2005 2006

Cá 131.064 134.371 170.078 180.796 184.025

Tôm 2.671 2.963 4.041 4.070 4.589

Mực 20.132 18.894 5.760 6.894 8.939

Hải sản khác 6.260 9.479 10.661 12.221 13.489

Phân theo đơn vị hành chính

Tp. Vũng Tàu 66.647 72.730 86.500 92.005 95.000 Trđó : Quốc doanh 1.647 1.202 - - - TX Bà Rịa 169 129 158 174 228 H. Tân Thành 409 497 1.010 1.201 1.775 H. Châu Đức - - - - - H. Xuyên Mộc 6.926 7.290 8.250 8.320 8.640 H. Long Điền 84.500 83.821 74.376 80.175 81.638 H. Đất Đỏ 19.377 21.306 23.400 H. Côn Đảo 1.476 1.240 869 800 361

Năng suất khai thác trên đơn vị công suất giảm từ 0,47 tấn/CV năm 2001 xuống còn 0,38 tấn/CV năm 2006. Trung bình giai đoạn 2001-2006 giảm 3,66%/năm. Nguyên nhân giảm năng suất khai thác hải sản do chuyển đổi lựa

chọn đối tượng thủy sản khai thác có giá trị hơn; do cường độ khai thác gần bờ

tăng cùng với sự suy giảm của nguồn lợi.

Bảng 2.11: Diễn biến năng suất khai thác hải sản trung bình năm 2006

Danh mục Vũng

Tàu Bà Rịa Tân

Thành Long Điền Đất Đỏ Xuyên Mộc Côn Đảo Tổng sản lượng/ tàu 56,72 2,89 4,80 47,83 34,77 12,56 51,57 Tổng sản 0,56 0,23 0,33 0,29 0,34 0,45 0,0014

công suất

Trình độ và năng lực công nghệ của ngành khai thác tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu vào loại ngang hàng với các tỉnh trong nước, đạt mức trung bình so với các nước Đông Nam Á.

Khai thác thủy sản nội địa

Nghề khai thác thủy sản trên các sông ngòi, kênh, rạch và đồng ruộng

trũng ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như ở Đông Nam Bộ là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời. Ngư cụ thủ công thô sơ có kích cỡ nhỏ, chủ yếu là nhóm ngư cụ cố định như đăng, đó, nò, đáy...; nhóm ngư cụ đóng như lưới rê (lưới cước) các loại và nhóm câu. Ở những sông lớn còn thấy các loại ngư cụ

hoạt dộng có tính chất chủ động và có sản lượng tương đối như lưới kéo tầng

đáy loại nhỏ sử dụng các tàu kéo có công suất thấp (< 25 CV). Ngoài ra tát cạn

bắt kiệt vào mùa khô ở các thủy vực nội địa cũng rất sôi động và đem lại sản

lượng đáng kể.

Tuy nhiên diện tích thủy vực nội địa của tỉnh khá nhỏ, chỉ có 10.900 ha, trong đó 2.066 ha mặt nước hồ phục vụ cho nuôi thủy sản; 8.924 ha diện tích còn lại là các mặt nước sông suối có nguồn lợi thủy sản tự nhiên cho khai thác. Diện tích các thủy vực thực sự có khả năng phục vụ cho khai thác tự nhiên khoảng 6.540 ha. Khả năng khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh ước khoảng 300 tấn/năm.

Về nuôi trồng thủy sản

Diện tích toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006 là 198.865 ha, trong đó đất được quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là 16.153 ha, bao gồn các ao hồ nước ngọt và các đầm nước lợ

Vùng nuôi thủy sản nước ngọt

Nằm trong diện tích của nông nghiệp, diện tích nuôi nằm rải rác khắp các huyện trong tỉnh có vùng nước ngọt. có một phần diện tích nuôi ao trong

các đất thổ cư của dân và hồ chứa nước, nuôi xen trong các ruộng, mương vườn với các đối tượng cá nước ngọt.

Vùng ngọt hoàn toàn được xác định bao gồm huyện Châu Đức, các xã

Mỹ Xuân, Châu Pha, Tóc Tiên, Hắc Dịch, Sông Xoài thuộc huyện Tân Thành,

các phường Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Trung, Phước Nguyên, xã Long Phước, Hòa Long của Thị xã Bà Rịa; xã Phước Bửu, Phước Tân, Xuyên Mộc, Bông Trang, Hòa Hội, Bưng Riềng thuộc huyện Xuyên Mộc; xã Tam Phước, Long Điền, An Nhất, Phước Thanh, Phước Hải, Phước Tân, Thị trấn Long Hải thuộc huyện Long điền; phường 2, 3, 5, 7, 9, 10 thuộc Thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo.

Vùng nuôi thủy sản lợ, mặn

Vùng nuôi mặn lợ tập trung chủ yếu ở hạ lưu sông Thị Vải, hạ lưu sông Dinh và hạ lưu sông Ray và giáp theo cửa sông. Vùng cửa sông (sông ăn thịt, xã Long Sơn gần 100ha).

Vùng có chất lượng nước khá thuận lợi cho nuôi tôm biển (sú, thẻ...) và các đối tượng cá nước mặn như măng, chẽm, rô phi, đối và đặc sản khác như hàu, nghêu, sò... Độ mặn dao động từ 5-35‰ tùy thuộc vào mùa trong năm. Tập trung ở một số xã và huyện trong tỉnh như : xã Hội Bài, Phước Hòa, Mỹ Xuân, thị trấn Hội Bài thuộc huyện Tân Thành; xã Phước Thuận, Phước Bửu, Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, phường Phước Trung, Long Hương thuộc Thị xã Bà Rịa, xã Long Sơn, phường 11 thành phố Vũng Tàu.

Vùng nuôi thủy sản mặn

Vùng ven biển (vịnh bến Đầm, vịnh Côn Sơn và vịnh Đông Bắc thuộc huyện Côn Đảo) đặc biệt thích hợp cho phát triển các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao như nuôi cá mú, cá chim, cá hồng, cá bớp... bằng lồng bè và nuôi ngọc trai lấy ngọc.

Tiềm năngdiện tích nuôi trồng thủy sản

Diện tích tiềm năng nuôi thủy sản trong tỉnh theo thống kê có khoảng 16.153 ha bao gồm các ao hồ nước ngọt và các đầm nước lợ. Nuôi thủy sản vùng nước ngọt khoảng 2.594 ha bao gồm diện tích trong ao nuôi khoảng 528ha nằm phân tán ở các huyện. Huyện có diện tích nhiều nhất là Châu Đức với 131 ha, ở đây hồ chứa nước ngoài tác dụng nuôi cá còn vận dụng tưới cây vào mùa khô. Diện tích hồ thủy lợi hiện tỉnh có trên 30 hồ chứa với diện tích 2.066ha mục đích chính là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng có thể kết hợp nuôi trồng thủy sản để tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước này, diện tích này có khả năng còn lớn hơn nữa khi xây dựng hoàn thành nhiều hồ thủy lợi khác. Ngoài ra diện tích còn có thể cao hơn nhiều nếu tận dụng tốt việc thả nuôi kết hợp với trồng lúa ở những vùng ruộng trũng.

Diện tích tiềm năng vùng nước lợ, mặn của tỉnh đạt 13.559ha, trong đó gồm diện tích tiềm năng nước lợ cho phát triển nuôi trồng thủy sản là 5.823ha,

diện tích rừng ngập mặn có thể kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản là 5.972ha có thể phát triển nuôi các đối tượng tôm nước lợ, cá nước lợ, mặn... Tuy nhiên trong thực tế hai loại diện tích này thường đan xen nhau nên rất khó phân định ranh giới diện tích mặt nước nuôi thủy sản của chúng. Diện tích chuyển đổi từ các vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn, năng suất thấp, kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước lợ khoảng 1.164ha. Diện tích các eo vịnh cửa sông ven biển khoảng 600ha có khả năng phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá biển, tôm hùm bằng lồng bè.

Tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi trồng thủy sản của Bà Rịa -

Vũng Tàu có diện tích lớn nhất là ở Tân Thành với khoảng hơn 6.800 ha (trong đó vùng ngọt 766ha), thành phố Vũng Tàu khoảng hơn 3.300ha (trong đó cửa sông, vịnh gần 200 ha), thị xã Bà Rịa hơn 2.200ha (ngọt khoảng 380ha), huyện Long Đất hơn 1.800ha (nước ngọt hơn 350ha), huyện Xuyên Mộc hơn 970 ha

(nuôi ngọt hơn 280 ha), Châu Đức gần 600ha và huyện Côn Đảo khoảng 500 ha (nước ngọt gần 100 ha, cửa sông và vịnh gần 400ha).

Nhìn chung giai đoạn 2002-2006, đất đai trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động cả về đối tượng và mục đích sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội, tăng dân số và tiến trình đô thị hóa... Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có chiều hướng tăng do quá trình khai hoang một phần diện tích mặt nước chưa sử dụng, chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản chuyên hoặc kết hợp. Năm 2006 diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 7.250 ha chiếm 44,89% diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó diện tích nuôi cá nước ngọt là 1.546 ha và nuôi mặn, lợ là 5.704 ha.

Bảng 2.12 : Tình hình sử dụng đất đai nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2002- 2006

TT Danh mục ĐV 2002 2003 2004 2005 2006 I Diện tích nuôi ha 4331 4493 4529 4958 7250 1.1 Nuôi nước ngọt - 1028 1155 1241 1324 1546 1.2 Nuôi lợ, mặn - 3303 3338 3288 3634 5704 II Sản lượng Tấn 1306 1380 1436 2622 3430 2.1 Nuôi nước ngọt - 609 737 743 1097 1215 2.2 Nuôi lợ, mặn - 697 521 693 1525 2215

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 69 - 76)