Tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 47 - 50)

- Hội nhập dưới: Hội nhập dưới nhằm tiệm cận gần hơn các nhà tiêu dùng cuối cùng bằng cách thực hiện thêm một hoặc một vài giai đoạn nữa của

VÀ NỘI LỰC NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.1.2 Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế của tỉnh thời gian qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,05% giai đoạn 2002-2006 (cao hơn gần 1,6 lần so với cả nước).

Bảng 2.2 : Động thái tăng trưởng kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ94) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng VA 28.096,3 31.253,0 36.902,8 39.321,6 45.887 - NLTS 1.203,9 1.304,5 1.390,2 1.518,9 1541 - Dịch vụ 4.062,3 4.045,4 3.977,3 4.433,1 7.583 - Công nghiệp 21.518,7 23.790,6 29.261,6 31.210,5 34.229

Tr.đó dầu khí 16.926,4 17.214,7 19.153,4 18.993,3 20.785

- Xây dựng 1.311,4 2.112,5 2.273,7 2.159,1 2.534

Nguồn: Cục Thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu 2005

Trong giai đoạn 2002-2006, ngành dầu khí đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Tỷ trọng dầu khí trong cơ cấu kinh tế năm cao nhất đạt tới 60,24% (2002). Gần đây xu thế này có xu hướng giảm dần do trên địa bàn đã xuất hiện thêm nhiều hạng mục công trình công nghiệp lớn khác như

khí - điện - đạm, thép...

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP), không tính dầu khí, tăng bình quân

22,44% giai đoạn 2002-2006.

Bảng 2.3 : tăng trưởng kinh tế của các ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ94) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng VA 11.169,8 14.038,3 17.749,4 20.328,3 25.102 - NLTS 1.203,9 1.304,5 1.390,2 1.518,9 1541 - Dịch vụ 4.062,3 4.045,5 3.977,3 4.433,1 7.583 - Công nghiệp 4.592,2 6.575,8 10.108,2 12.217,2 13.444 - Xây dựng 1.311,4 2.112,5 2.273,7 2.159,1 2.534

Nguồn: Cục Thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu 2005

Tăng trưởng kinh tế, kể cả khi không tính những đóng góp của ngành dầu

khí, vẫn cao hơn nhiều mức tăng trưởng lao động bình quân 2002-2006 (6,29%). Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua, nhất là trong ngành công nghiệp, có sự đóng góp rất lớn của việc tăng năng suất lao động và khoa học công nghệ.

Bảng 2.4 :GDP bình quân đầu người củaBà Rịa - Vũng Tàu so với cả nước

Đơn vị: Triệu đồng/người (giá CĐ94)

Hạng mục chỉ tiêu 2000 2005

Cả nước 3,53 4,89

Bà Rịa-Vũng Tàu (có dầu / k. có dầu) 27,21 / 10,55 43,01/ 25,53

Bảng 2.5 : So sánh phát triển kinh tế của Bà Rịa-Vũng Tàu với một số địa phương

Đơn vị: GDP, tỷ đồng, giá 1994

Địa phương 2000 Cơ cấu vùng 2005 Cơ cấu vùng

Bà Rịa-Vũng Tàu 22.337 22,48% 39.321,6 23,10% Tp. Hồ Chí Minh 54.054,10 54,40% 89.252,91 52,42% Bình Dương 3.946,72 3,97% 8.007,5 4,70% Bình Phước 1.319,5 1,33% 2.442,94 1,43% Đồng Nai 9.823,6 3,89% 17.939,7 10,54% Tây Ninh 3.113,6 3,14% 5.864,65 3,44% Long An 4.764,54 4,80% 7.425,0 4,37% Tiền Giang Tổng toàn Vùng 99.359,15 100% 170.254,3 100%

Nguồn: Viện Chiến lược – Bộ Công nghiệp

Như vậy xét về quy mô GDP, GDP/người, Bà Rịa-Vũng Tàu có điểm xuất phát thuận lợi nhất so với cả nước và có thể là tỉnh đầu tiên trong cả nước về trước năm 2020 trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Tuy nhiên xét về cơ cấu, tăng trưởng của ngành dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện phát triển và vai trò đi trước trong tiến trình công

nghiệp hóa của Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỷ trọng các ngành dịch vụ có hàm lượng gia tăng cao còn thấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)