Mô hình phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 27 - 30)

Mô hình ma trận SWOT kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cơ sở lập luận cho định hướng và các giải pháp chiến lược. Thực chất của phương pháp này là phân tích những mặt mạnh (S- Strengths), những mặt yếu

(W- Weaknesses), các cơ hội (O- Opportunities) và các nguy cơ (T- Threats),

phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

Một ma trận SWOT gồm có 9 ô, trong đó có có 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng (S, W, O, T), 4 ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và 1 ô luôn để trống (xem bảng 1.1). Để lập ma trận SWOT, cần thực hiện qua 8 bước sau đây:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội chính, trên cơ sở phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 2: Liệt kê các mối mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty, trên cơ sở nhận dạng, đánh giá sự tác động các yếu tố của môi trường đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá tác động của các yếu tố bên trong.

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu tiêu biểu của nội bộ doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá tác động của các yếu tố bên trong.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạnh bên

trong và tận dung cơ hội bên ngoài để bành trướng rộng và phát triển đa dạng

hóa.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục điểm yếu bên trong bằng cách tận dung cơ hội bên ngoài.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này lợi dụng thế mạnh của mình để để đối phó với nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và đề xuất phương án chiến lược WT thích hợp. Chiến lược này nhằm tối thiểu tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

Bảng 1.1 MA TRẬN SWOT

Phân tích SWOT Cơ hội (O)

- O1 - O2 - O2 - O3 - O4 Nguy cơ (T) - T1 - T2 - T3 - T4 Điểm mạnh (S) - S1 - S2 - S3 - S4 Phối hợp S-O Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp S-T Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa

Điểm yếu (W)

- W1 - W2 - W2 - W3

Phối hợp W-O

Tận dung cơ hội để khắc phục điểm yếu

Phối hợp W-T

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh

mối đe dọa

1.3.3 Mô hình phân tích của I. Ansoff

Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước, một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để xây dựng chiến lược là phương pháp của H.I. Ansoff. Ông đã đưa ra một phương pháp lập luận chiến lược dựa trên 2 loại chiến lược cơ bản đó là: Chiến lược mở rộng và Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm như sau:

Hướng phát triển hay chiến lược của doanh nghiệp được xác định cho các cặp sản phẩm- thị trường. Một cặp sản phẩm- thị trường tương ứng với một công nghệ nhất định nhằm thỏa mãn một nhu cầu đặc biệt của loại khách hàng. Khi công nghệ thay đổi, khi người ta muốn tìm kiếm một khách hàng mới, khi doanh nghiệp muốn thỏa mãn một nhu cầu mới thì cặp sản phẩm- thị trường sẽ thay đổi.

Công nghệ, công dụng của sản phẩm, loại khách hàng tạo nên 3 tiêu chuẩn xác định cặp sản phẩm- thị trường và là đối tượng nghiên cứu những sự biến đổi. Cũng xuất phát từ 3 tiêu chuẩn này người ta phân biệt các hướng phát triển của doanh nghiệp bằng cách giữ nguyên hay thay đổi từng yếu tố công nghệ, khách hàng hay công dụng, doanh nghiệp sẽ có 8 hướng phát triển theo bảng 1.2:

Bảng 1.2 Các hướng phát triển của DN theo H.I.Ansoff

Công nghệ cũ Công nghệ mới

Công dụng cũ

Công dụng mới

Công dụng cũ Công dụngmới

Khách hàng Chuyên môn hóa Phát triển sản phẩm Phát triển công nghệ Phát triển không liên quan Khách hàng mới Đa dạng hóa khách hàng Đa dạng hóa sản phẩm Đa dạng hóa công nghệ Đa dạng hóa không liên quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)