Chiến lược đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ đánh bắt và chế biến thuỷ sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 103 - 111)

III Năng suất B/Q T/ha 0.3 0.31 0.32 0.53 0

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.2.2.1 Chiến lược đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ đánh bắt và chế biến thuỷ sản

biến thuỷ sản

Trong lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy sản

Dựa vào điều kiện và nguồn lợi cho phép trong khu vực biển Việt Nam và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đến năm 2015 ngành khai thác đánh bắt thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu định hướng phát triển như sau:

- Khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản của Việt Nam, mở rộng khai thác viễn dươngở các ngư trường biển xa ngòai quyền tài pháncủa Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác khu vực và quốc tế.

- Sản lượng khai thác đạt 250.000 tấn, trong đó khai thác xa bờ chiếm 70% sản lượng

Bảng 3.1 : Định hướng khai thác thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 Danh mục ĐVT 2006 2010 2015 Khai thác biển tấn 180.000 210.000 250.000 Cá tấn 152.000 170.000 210.000 Tôm tấn 3.300 3.800 4.500 TS khác tấn 24.700 36.200 35.500

- Đầu tư tàu thuyền khai thác xa bờ, dự kiến đến năm 2015 đầu tư đóng mới 450 chiếc, công suất bình quân 300cv/ chiếc; tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ khai thác hiện đại có năng suất và khả năng chọn lọc cao

- Nâng cấp một số tàu đang họat động ven bờ sang khai thác xa bờ

- Giảm dần các phương tiện khai thác ven bờ và giữ ổn định ở mức 2.735 chiếc đến năm 2015

- Đầu tư công nghệ bảo quản và hậu cần dịch vụ trên biển, nâng cao giá trị thương phẩm của hàng thủy sản chế biến

- Cơ cấu nghề chuyển đổi theo hướng đánh bắt xa bờ, Tăng cường sử dụng phương tiện khai thác có tính chọn lọc cao,giảm thiểu những nghề mang tính phá hủy nguồn lợi thủy sản.

Bảng 3.2 : Định hướng phát triển tàu thuyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015

Danh mục ĐVT 2006 2010 2015

1. Tổng số tàu thuyền Chiếc 5.199 5.360 5.649

Trong đó: khai thác ven bờ 2.848 2.735 2.735

Khai thác xa bờ 2.350 2.618 2.901

Tàu dịch vụ trên biển 1 7 13

2. Tổng công suất và cơ cấu đội tàu CV 545.867 594.167 703.367

Công suất trung bình CV 105 110 124

< 45 cv Chiếc 2008 1860 1728 45-< 90 cv - 840 727 760 90- 140 cv - 780 920 840

Trong lĩnh vựcchế biến thủy sản:

Theo định hướng phát triển ngành Khai thác và nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 phác họa tình hình sản xuất và cơ cấu thủy hải sản của Bà Rịa -

Vũng Tàu. Trên cơ sở đó dự kiến tiềm năng nguyên liệu và cân đối nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu vàchế biến thủy sản nội địa.

Bảng 3.3 : Dự báo nhu cầu nguyên liệu cho chế biến

Danh mục ĐVT 2005 2010 2015

Tổng nguyên liệu tấn 192.200 224.000 295.000 Cá tấn 156.300 169.000 226.500 Tôm tấn 10.700 15.680 23.500 TS khác tấn 25.200 38.700 45.000

Địnhhướng sản lượng chế biến xuất khẩu

Bảng 3.4 : Định hướng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu

Danh mục ĐVT 2005 2010 2015

SL TSXK tấn 42.500 55.000 88.500 Cá tấn 18.000 23.000 40.000 Tôm tấn 2.500 7.000 15.800 TS khác tấn 22.000 25.000 32.700

Hiện trạng cơ cấu sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu Bà Rịa - Vũng

Tàu cho thấy hàm lượng cá và mực chiếm tỷ trọng lớn, tôm có tỷ trọng khá khiêm tốn. Đến 2015 cần có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản xuất khẩu. năm 2005 mặt hàng tôm chiếm 5% tổng sản lượng, cá chiếm 42%, thủy

nguyên thủy sản khác và giảm tỷ trọng cá. Năm 2015 tỷ trọng tôm là 17%, thủy sản khác giảm.

Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng TSXK giai đoạn 2006-2010 khoảng 5,45%, giai đoạn 2010-2015 khoảng 12%, trong đó sản lượng tôm tăng khá nhanh giai đoạn 2006-2010 khoảng 56% và giai đoạn 2010-2015 khoảng

45%. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng trong quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản đang phát triển ở Bà Rịa - Vũng Tàu và nhằm tăng giá trị

mang lại của các mặt hàng TSXK. Nhờ cơ cấu đa dạng trong tương lai ngành

chế biến thủy sản sẽ giảm thiểu rủi ro cũng như tạo được sự ổn định của hoạt động sản xuất.

Chế biến cho tiêu thụ nội địa

Toàn bộ lượng thủy sản còn lại không đưa vào chế biến xuất khẩu được đưa vào chế biến và tiêu thụ thủy sản nội địa. lượng thủy sản này chiếm tỷ

trọng khá cao khoảng 60-70% tổng sản lượng thủy sản. Trong đó cá chiếm hơn 80%, tôm chiếm tỷ trọng nhỏ, thủy sản khác chỉ chiếm khoảng 13-15%.

Bảng 3.5 : Dự kiến tình hình nguyên liệu cho chế biến và thủy sản nội địa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015

Danh mục ĐVT 2005 2010 2015 Tổng SL THS tấn 192.200 224.000 240.000 NL cho CB TSXK tấn 42.500 55.000 88.500 NL cho CB&TT TSNĐ tấn 149.700 169.000 151.500 Tôm tấn 680 700 Cá tấn 138.300 146.000 130.550 TS khác tấn 11.400 22.320 20.250

Tiềm năng chế biến thủy sản nội địa đến năm 2010 sản lượng chế biến nước mắm phấn đấu đạt 21 triệu lít/năm với 17 cơ sở có công suất thiết kế 25 triệu lít/năm; đến năm 2015 sản lượng chế biến nước mắm đạt 27 triệu lít/năm với 20 cơ sở có công suất thiết kế 30 triệu lít/năm. Tốc độ tăng trưởng sản

lượng nước mắm giai đoạn 2002-2005 là 14,9%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 8,1%/năm; giai đoạn 2010-2015 là 7,5%.

Bảng 3.6 : Dự kiến chế biến thủy sản nội địa đến năm 2015

Danh mục ĐVT 2005 2010 2015 Số CS nước mắm Cơ sở 12 17 20 Tổng công suất 1.000 lít 18.000 25.000 30.000 Chế biến khô Cơ sở 30 40 50 Tổng công suất tấn/năm 15.000 20.000 25.000 Sản xuất bột cá & TAGS Cơ sở 8 9 10 Tổng công suất tấn/năm 50.000 55.000 60.000 SLSP chế biến nội địa Nước mắm 1.000 lít 14.400 21.250 27.000 Thủy sản khô tấn 12.000 16.000 20.000 Bột cá&TĂGS tấn 30.000 33.000 35.000 Chế biến khô dự kiến sản lượng đến năm 2005 là 12.000 tấn, năm 2010 là 16.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002-2005 là 11,7%/năm và giai

đoạn 2006-2010 đạt 6%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 5%/năm.

Đối với bột cá, có lợi thế lớn về khả năng sản xuất công nghiệp do đó

tốc độ tăng trưởng sản lượng giai đoạn 2002-2005 khá cao khoảng 15,4%/năm. Tuy nhiên đến năm 2015 cần cân đối khả năng cung cấp nguyên liệu, do vậy chỉ nên đi vào chiều sâu công nghệ và chỉ nên sản xuất ở mức cho phép. Tốc

Cân đối công suất cấpđông

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất đến 2015 cần có đầy đủ máy móc thiết bị

với công nghệ tiên tiến, dự kiến hàm lượng giá trị gia tăng khoảng 35%. Công suất cấp đông cần đáp ứng đủ yêu cầu với mức sử dụng khoảng 65% công suất thiết kế. Năm 2002 theo hệ số sử dụng công suất này thì lượng công suất cần thiết là 60.000 tấn và chưa tận dụng hết là 3.600 tấn.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sảnxuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là 5,45%/năm, Giai đoạn 2010 – 2015 đạt sản lượng 88.500 tấn. Như vậy công suất cấp đông cần bổ sung đến năm 2010 là 15.500 tấn/năm so với năm 2005,

và đến năm 2015 là 28.500 tấn/năm.

Bảng 3.7 : Định hướng phát triển năng lực chế biến thủy sản xuất khẩutỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2015

Danh mục ĐVT 2005 2010 2015 Số nhà máy NMn 28 32 36 Tổng công suất TK tấn/năm 69.000 79.000 100.000 Tổng sản lượng XK tấn 42.500 55.000 88.500 Tôm tấn 2.500 7.000 15.000 Cá tấn 18.000 23.000 40.000 Thủy sản khác tấn 22.000 25.000 32.7000

Căn cứ trên nhu cầu công suất cấp đông, lấy công suất trung bình một

nhà máy khoảng 2.500-3.000 tấn, số lượng nhà máy dự kiến năm 2005 là 28 với tổng công suất thiết kế 69.000 tấn/năm, năm 2010 là 32 với công suất thiết kế 79.000 tấn/năm, năm 2015 là 36 mhà máy với công suất là 100.000 tấn/năm.

Trong lĩnh vựcdịch vụ hậu cần thủy sản

Về cơ khí đóng sửa tàu thuyền

Cơ khí đóng sửa tàu thuyền sẽ được tập trung chú ý phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu của tỉnh và phục vụ thêm một số tỉnh bạn ở đồng bằng sông cửu long.

Nhu cầu trong tỉnh, dự báo đến năm 2015số lượng tàu thuyền cần đóng mới là phục vụ đánh bắt xa bờ là 450 chiếc; sửa chữa lớn hàng năm khỏang 33% tổng số tàu thuyền năm 2005 là 1.733 chiếc, năm 2010 là 1.786 chiếc và năm 2015 là 1.883 chiếc.

Nhu cầu ngoàitỉnh, do nằm ở của ngõ vùng Đông Nam bộ, gần các ngư trường trọng điểm, có hệ thống phục vụ dịch vụ hậu cần khá tốt nên thu hút được lượng tàu cá đang hoạt động trên khu vực biển đông từ các tỉnh bạn về cập bến là rất lớn. Các tàu cá vãng lai này cũng có nhu cầu sửa chữa: tiểu tu, trung tu vỏ tàu máy tàu, đại tu máy tàu. Dự kiến nhu cầu sửa chữa lớn hành năm khỏang 1.000 đến 1.200 chiếc.

Ngòai việc đáp ứng nhu cầu đóng mới và cải hoán phương tiện, các trung tâm cơ khí tàu thuyền cần được đầu tư chiều sâu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cơ khí, vật liệu vỏ tàu… sản xuất ra những phương tiện đáp ứng được tính năng kỹ thuật của từng nghề khai thác riêng biệt, phù hợp với công nghệ và trình độ khai thác ngày một tăng. Giảm thiểu nhu cầu dùng nguyên liệu gỗ hiện đang trong tình trạng nguồn cung cấp ngày càng khan hiếm.

Về cảng cá và bến cá

Cảng cá và bến cá phải đáp ứng đồng bộ giữa dịch vụ tiếp nhận sản phẩm thủy sản khai thác được từ các tàu sau mỗi chuyến biển, vừa là các bến đậu tàu thuyền vừa là nơi để neo đậu để trú bão và thực hiện các họat động sửa chữa tàu, ngưcụ.

Đối với các bến cảng hiện có cần được hiện đại hóa, tăng cường năng lực bốc dỡ, nạo vét luồng lạch như: luồng Cửa lắp, Bến đình, Lộc an, Bến lội để nâng cao sức thu hút các tàu cá về cập bến. Đầu tư hoàn thiện cảng cá Bến đầm ở Côn đảo, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho hệ thống hậu cần dịch vụ nhất là hệ thống thu mua để Côn đảo trở thành tiền trạm thực sự thúc đẩy các họat động dịch vụ cho khia thác xa bờ.

Xây dựng thêm các bến, cảng cá mới như: Cảng cá Bến cát thuộc xã Phước thuận, huyện Xuyên mộc, đây là một rạch nhỏ nối ra sông Ray tại cửa Lộc an, xây dựng bến đậu tàu thuyền cho các phương tiện khai thác nhỏ, ven bờ của huyện Xuyên mộc neo đậu và cung cấp một phần lượng hải sản cho địa bàn huyện. Giải quyết về lâu dài bến đậu cho tàu thuyền huyện trước tình hình sử dụng cửa Bến Lội ngày càng khó khăn do bồi lắng. Quy mô bến cho khỏang

300-400 phương tiện nhỏ, công suất dưới 90cv đậu bến.

Tiếp tục đầu tư khu neo đậu, trú bão tại Côn dảo có năng lực cho 1.500-

2000 tàu đậu trú bão trong quá trình hoạt động trên biển. Xây dựng khu neo đậu tàu trú bão tại sông Dinh.

Xây dựng cảng bến cá Gò găng và khu chế biến Hải sản tập trung tại khu vực đảo Gò găng thuộc địa bàn thành phố Vũng Tàu với quy mô khoảng 300 ha vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 500 tỷ đồng, để thực hiện di chuyển các tàu thuyền ở các khu vực thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu sang neo đậu và di dời các cơ sở sản xuất thủy sản trong khu vực nội thị

Các dịch vụ hậu cần khác

Nhu cầu nước đá phục vụ cho việc bảo quản sản phẩm khai thác được xác định trên cơ sởnuớc đá cung cấp cho các phương tiện trong và ngoài tỉnh. Dự kiến sản lượng nước đá cần thiết phục vụ cho khai thác đánh bắt hải sản đến năm 2010 là 1.050.000 tấn, đến năm 2015 là 1.300.000 tấn. Nhưng hiện nay sản lượng nước đá chỉ đạt được 950.000 tấn, như vậy cần phải đầu tư mới

và cải tạo nâng cấp các nhà máy sản xuất nước đá hiện có để tăng sản lượng thêm 450.000 tấn mới đảm bảo được nhu cầu cần thiết.

Nhu cầu về nhiên liệu phục vụ khai thác được tính trên cơ sở công suất tàu thuyền của tỉnh và của tỉnh bạn cặp cảng Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự kiến đến năm 2015 nhiên liệu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khai thác đánh bắt hải sản là 700.000 tấn. Như vậy cần đầu tư thêm các bồn chứa ở các bến cảng để kịp thời cung cấp nhiên liệu cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Nhu cầu thiết kế và chế tạo ngư cụ để phục vụ cho nghề cá, dự báo đến năm 2015 lưới phục vụ cho nghề cá cần khỏang 4.200 tấn. Cần đầu tư thêm 03 xưởng lắp ráp, chế tạo ngư cụ với quy mô 200 tấn lưới thành phẩm/năm.

Hình thành chợ cá đầu mối ở các cảng, bến cá để tàu vào bán được sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng. Phát triển mạnh mạng lưới nậu, vựa có đủ năng lực và phương tiện để thu mua sản phẩm tại các bến, cảng cá hoặc thu mau ngay trên ngư trường, xem đây là lực lượng chủ lực trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cho người đánh cá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chiến lược phát triển ngành thuỷ sản tỉnh bà rịa vũng tàu giai đoạn đến 2015 (Trang 103 - 111)